Bổ sung Vitamin C có tăng cường sức để kháng?

Bổ sung vitamin C có làm giảm viêm mũi họng, giảm cảm cúm và tăng sức đề kháng hay không?

  • Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ quay ngược thời gian về lịch sử để xem xét một cách khoa học về tác dụng của Vitamin C.
    Các công bố về tác dụng của vitamin C được Tiến sĩ Pauling, nhà hóa học nổi tiếng và được kính trọng trên toàn thế giới, ông đoạt 2 giải Noben hóa học năm 1954 và Noben Hòa Bình năm 1962.
  • Năm 1970 ông trở nên tin tưởng vào tác dụng diệu kỳ của Vitamin C trong việc điều trị ung thư và ông khuyến khích, ủng hộ sử dụng Vitamin C liều cao để điều trị bệnh cảm cúm và ung thư. Ông dùng uy tín của mình để lập viện nghiên cứu, xuất bản sách để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Tuy vậy các kết quả nghiên cứu đều đi ngược với những phán đoán và tuyên bố của ông về tác dụng của vitamin C.
  • Nhu cầu người bình thường về việc sử dụng vitamin C với nữ 65 – 70mg/ ngày, với Nam giới 90mg/ ngày. Ông khuyến cáo dùng 1000mg vitamin C/ ngày để điều trị cảm cúm, dùng 12.000mg Vitamin C/ ngày để điều trị ung thư.
  • Để xác minh tính khoa học của Tiến Sĩ Pauling về tác dụng kì diệu của Vitamin C. Mayor Clinic đã tiến hành 3 nghiên cứu đối chứng độc lập trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, kết quả giữa nhóm sử dụng vitamin C 10.000mg/ ngày đường uống và nhóm không sử dụng vitamin C không có sự khác biệt trên cùng một loại bệnh ung thư.
  • Ngoài ra các nghiên cứu trên 2300 bệnh nhân tại Canada cho đối tượng từ 10 đến 60 tuổi dùng vitamin C liều cao điều trị cảm cúm, kết quả cũng cho thấy giữa nhóm dùng vitaminC và không dùng vitamin C là không có sự khác biệt trong điều trị cảm cúm.

Bổ sung Vitamin C sự thật như thế nào ?

  • Trước tiên chúng ta phải thừa nhận, việc thiếu vitamin C dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm virus cao, ngoài ra thiếu vitamin C có nguy cơ mắc bệnh Scorbut với các biểu hiện đau cơ, đau xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng, vết thương lâu lành…
  • Khi chúng ta ăn hoa quả, các loại rau lá màu xanh sẫm có nhiều vitamin C thì cơ thể khỏe mạnh. Thật vậy, trong thức ăn giàu vitamin chúng có đủ hơn 10 loại vitamin thiết yếu (Vitamin A, D, E, K, vitamin nhóm B…) mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài (thực phẩm, sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp) các vitamin tác động tương hỗ với nhau thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ hơn. Tức là chúng cộng hưởng tác dụng và tương tác qua lại với nhau. Giống như chúng ta không thể hoàn thiện bản thân khi mà xã hội chỉ có một mình chúng ta, chúng ta phải sông trong cộng đồng nhiều thành phần cá thể, các cá thể tương tác với nhau, thúc đẩy nhau hoàn thiện.
  • Như vậy, chúng ta không thể dùng một mình Vitamin C và mong rằng nó tăng miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm thậm trí ung thư. Mà chúng ta phải cung cấp đủ các vitamin thiết yếu thì hệ miễn dịch của cơ thể mới hoàn thiện được. Vấn đề này càng được quan tâm hơn khi thế giới đang chiến đấu dịch viêm phổi do Virus Corona.

Những ai cần bổ sung vitamin

1. Bé suy dinh dưỡng, còi xương nên chế độ ăn không đủ đa dạng, không đủ vitamin
2. Bé hay ốm, viêm tai giữa, viêm VA hay dùng kháng sinh, corticoid, kháng histamin.
3. Bé táo bón, tiêu chảy kéo dài nguy cơ thiêu vitamin cao do hệ tiêu hóa bị tổn thương, không hấp thụ được vitamin nói riêng và dinh dưỡng nói chung.
4. Phụ nữ mang thai và cho con bú: sữa mẹ có tốt hay không phụ thuộc chế độ dinh dưỡng bà mẹ.
5. Người béo phì, trẻ em béo phì: đối tượng này thường ăn kiêng nên thiếu vitamin.
6. Người ăn chay trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *