Phân biệt tình trạng tiêu chảy và bất dung nạp lactose

Theo thống kê, có rất nhiều trẻ bị quá tải đường lactose được chuẩn đoán nhầm thành hội chứng bất dung nạp đường, khiến cho nhiều cha mẹ trở nên lo lắng và có những cách xử lý không phù hợp. Hai tình trạng này có các dấu hiệu khá giống nhau, và đây là lý do vì sao hiện tượng nhầm lẫn thường xảy ra như vậy.

Phân biệt quá tải và bất dung nạp lactose
Phân biệt quá tải và bất dung nạp lactose

Phân biệt Bất dung nạp Lactose và Quá tải Lactose

  • Bất dung nạp Lactose bẩm sinh:  Là tình trạng trẻ sinh ra đã bị bất dung nạp Lactose
  • Bất dung nạp Lactose thứ phát: Bị tiêu chảy kéo dài làm hỏng nhung mao, vi nhung mao trong hệ tiêu hóa, khiến enzyme lactase sản xuất ít, dẫn đến bất dung nạp lactose
  • Quá tải Lactose: Trong hệ tiêu hóa vẫn tiết ra đủ lượng enzyme lactase nhưng vẫn không tiêu hóa hết lượng đường lactose trong thức ăn của trẻ ăn vào

Dấu hiệu nhận biết Quá tải Lactose

Dấu hiệu nhận biết quá tải lactose tương tự như bất dung nạp Lactose

  • Phân có bọt, có nhầy, mùi chua
  • Khi làm xét nghiệm phân: độ PH là axit (dưới 6)
  • Không có xét nghiệm đặc hiệu để xác định bé bị bất dung nạp lactose hay quá tải lactos
  • Nếu kê kháng sinh chữa trị sẽ càng loạn khuẩn, càng tiêu chảy, tạo thành vòng luẩn quẩn làm bé không khỏi được, dẫn đến thấp còi, chậm phát triển trí tuệ, miễn dịch kém, hay ốm
  • Dấu hiệu QUAN TRỌNG NHẤT để phân biệt Bất dung nạp hay Quá tải Lactose: bé bị bất dung nạp tăng cân rất chậm hoặc không tăng cân, bé bị quá tải vẫn tăng cân bình thường.

Điều trị quá tải Lactose

  • Giảm lượng ăn trong 1 cữ: bú hết 1 bên bầu sữa rồi mới chuyển sang bầu sữa bên kia
  • Bổ sung kẽm: 3-4 gói/ngày trong 1-2 tuần
  • Men vi sinh: 2 gói/ngày trong 20-30 ngày
  • Nếu bị quá tải lactose kéo dài sẽ dẫn đến tiêu chảy kéo dài  dẫn đến bất dung nạp lactose thứ phát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *