Trẻ bị sốt, sốt lúc nửa đêm, xử lý như thế nào ?

  • Trẻ bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất do viêm đường hô hấp. Trong một số trường hợp nguy hiểm, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị đúng cách, kịp thời.

Thế nào là sốt?

  • Khi các mẹ nghi ngờ là bé có dấu hiệu sốt, nên đo ở hậu môn của trẻ. Trường hợp đo tại hậu môn trên 38 độ C, đo tại nách trên 37,5 độ C là tình trạng bé sốt.
  • Nên dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc thiết bị đo nhiệt độ tại hậu môn để đảm bảo tính chính xác.

Tại sao bé sốt?

  • 80 – 90% bệnh viêm đường hô hấp của trẻ được khởi phát do virus và 10 – 20% là do vi khuẩn. Khi bé bị nhiễm virus, vi khuẩn thì chất độc từ virus vi khuẩn đó làm rối loạn trung tâm điều nhiệt của trẻ dẫn đến tình trạng sốt.
  • Ngoài ra, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Sốt diễn ra nhiều quá trình ở trong đó có tình trạng tăng thân nhiệt. Khi tăng thân nhiệt sẽ xúc tác với các enzym và quá trình phân hủy các tác nhân gây bệnh của cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời khi sốt nhiệt độ tăng cao, các enzym của vi khuẩn và virus sẽ bị ức chế. Từ đó góp phần vào quá trình tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nên có thể hiểu, sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ.
  • Trẻ sốt cao hay thấp không phản ánh tính chất bệnh nặng hay nhẹ. Có trường hợp bé sốt do virus, bé sốt do vi khuẩn rất cao khoảng 39 thậm chí trên 39 độ nhưng bé vẫn ăn chơi bình thường thì vẫn có thể theo dõi, chỉ trong trường hợp bất thường mới cần đưa bé đi kiểm tra gấp. Trường hợp bé chỉ âm ỉ hơi ấm ấm nhưng mệt lả người, bé bỏ ăn, bỏ bú hay có dấu hiệu mệt mỏi đi kiểm tra đã có dấu hiệu viêm màng não cần theo dõi và điều trị tích cực.

Xử lý thế nào khi con sốt?

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi

  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi mà con sốt mẹ nên cho con đi khám ngay. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, thể trạng rất kém, hệ miễn dịch gần như bằng 0 nên trẻ có thể nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn máu, hơn nữa diễn biến của bệnh rất phức tạp và nhanh nên cần đưa trẻ đi khám và kiểm tra ngay. Một số trường hợp đau lòng, trẻ nhiễm khuẩn và sốt, mẹ để ở nhà, lúc đi khám bé đó đã viêm màng não.

Với trẻ trên 3 tháng tuổi

  • Trường hợp bé mệt mỏi, li bì, bỏ bú và có những dấu hiệu bất thường cũng nên cho trẻ đi khám ngay.
  • Nếu bé chỉ mệt mỏi do sốt, khi hạ sốt bé lại ăn chơi bình thường thì có thể theo dõi và đi khám nếu bé sốt quá 24h.
  • Trẻ bị sốt co giật: Nếu con sốt co giật dưới 1 phút (thông thường khoảng 30s) thì là sốt lành tính và trường hợp này thường mang tính di truyền. Nếu trẻ sốt co giật trên 1 phút và co giật nhiều lần trong 1 ngày cần cho trẻ đi khám ngay.

Cách dùng thuốc hạ sốt: 2 loại là Paracetamol và Ibuprophen. Một số lưu ý

  • Chỉ dùng khi sốt và không dùng phòng sốt.- Không uống 2 hoặc nhiều thuốc có thành phần hạ sốt giống nhau.
  • Tuyệt đối không dùng quá liều khuyến cáo.
  • Không nên phối hợp Paracetamol và Ibuprophen cùng nhau để hạ sốt cho trẻ.
    Cách tính liều thuốc hạ sốt
  • Cách tính liều Paracetamol: dùng 10 – 15mg/cân nặng/lần và 1 ngày dùng không quá 4 lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Chúng ta chỉ dùng khi con sốt cao, li bì vật vã hoặc con sốt trên 38,5 độ C dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Ibuprofen cũng có nhiều tên biệt dược khác nhau đó là: Brufen của Abbott, Sotstop của Hàn Quốc. Ibuprofen có một số tác dụng phụ nhất định nên khuyên chỉ dùng khi con không đáp ứng được với paracetamol nữa.

Lau mát cho trẻ có tác dụng không?

  • Cơ chế của sốt điều chỉnh lại trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi của trẻ đưa về trạng thái cân bằng và làm tăng thải nhiệt độ ngoại vi. Do vậy việc lau mát giúp ngoại vi thải nhiệt nhanh hơn. Nên việc dùng thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát là việc nên dùng. Tuy nhiên nếu bé sốt liên tục 15 – 20 phút thì việc lau mát không có ý nghĩa nữa do vấn đề rối loạn trung tâm điều nhiệt nặng.

Xử trí khi trẻ sốt đêm

Trẻ dưới 3 tháng tuổi

Tốt nhất nên cho trẻ đi khám

Trẻ trên 3 tháng tuổi

  • Con li bì, mệt mỏi, vật vã và có những dấu hiệu bất thường cũng cần cho con đi khám ngay
  • Nếu cho con uống hạ sốt mà bé có biểu hiện hạ sốt dần, bé dễ chịu hơn, ngủ ngon hơn thì có thể trì hoãn đến sáng mới cho con đi viện khám
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ lập tức cho bé dùng 1 liều hạ sốt và theo dõi trong 30 phút sau. Nếu bé ổn định và có xu hướng giảm sốt thì có thể trì hoãn sáng hôm sau cho trẻ đi khám. Trường hợp không hạ sốt cần cho con đi khám ngay.

Trên đây là hướng dẫn cho bố mẹ phải làm thế nào khi con sốt lúc nửa đêm. Chúc bố mẹ chăm con khỏe mạnh.

Học tập kiến thức chăm con mỗi ngày cùng Zeambi, Nếu mẹ có thắc mắc gì hãy nhắn tin qua page để được hỗ trợ.

https://www.facebook.com/zeambicom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *