- Virus sởi gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm thanh quản và các bệnh liên quan đến hô hấp trên và đều có những biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh quai bị biểu hiện viêm tuyến nước bọt ở mang tai, và biến chứng được quan tâm nhất chiếm 25 -30% trẻ ở độ tuổi vị thành niên nếu bị quai bị và không được xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng viêm tinh hoàn để lại biến chứng vô sinh là điều rất đáng lo ngại.
- Với rubella cũng gây ra các bệnh tương tự như sở nhưng ở tình trạng nhẹ hơn
1. Đối tượng đặc biệt quan tâm khi tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella
- Là đối tượng phụ nữ có ý định sinh con. Đối tượng này được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella trước khi có ý định mang thai ít nhất là 3 tháng sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong trường hợp các bạn đã mang thai, chuyên gia khuyến cáo là không nên tiêm vắc xin sống giảm động lực sởi, quai bị, rubella.
2. Lịch trình tiêm phòng sởi quai bị rubella
Lịch trình tiêm phòng sởi quai bị rubella phụ thuộc chính vào lứa tuổi của trẻ. Ở Việt Nam hiện đang có mũi vắc xin sởi, quai bị, rubella là MMR có lịch trình tiêm như sau:
- Với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 7 tuổi lịch trình tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm vào tháng thứ 12 cho tới tháng thứ 15 của trẻ. Và mũi nhắc lại thứ 2 tiêm vào năm trẻ 4 – 6 tuổi. Khoảng cách này có thể thay đổi nếu trong vùng trẻ sinh sống có dịch sởi, quai bị hay rubella xảy ra
- Trong trường hợp bé 4 – 5 tuổi mới tiêm mũi 1 sởi, quai bị, rubella thì vẫn cho trẻ tiêm bình thường nhưng mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.
- Trong trường hợp trẻ trên 7 tuổi và người lớn thì chúng ta tiêm 2 mũi và 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng