Sai lầm trẻ cứ ho sổ mũi là dùng kháng sinh ngập mặt

  • Thời tiết nắng nóng, con đi học rất dễ bị lây nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp và có các biểu hiện như ho, sổ mũi, sốt… Khi trẻ có biểu hiện như vậy, nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng kháng sinh cho trẻ.
  • Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bởi với trẻ nhỏ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh.

 Nguyên nhân khiến trẻ hay ốm

  • Đối với trẻ em trong giai đoạn 0-3 tuổi vấn đề viêm mũi họng là những bệnh bình thường tháng nào cũng ốm ít nhất 1 lần đó là do phản ứng tự vệ của cơ thể trẻ gồm có hệ miễn dịch tự nhiên và hệ miễn dịch đặc hiệu.
  • Bé ốm: 80 – 90% khởi phát do virus. Những virus này có từ việc: đi học các bạn lây nhau, do người lớn mang về. Đây là 2 nguồn lây virus gây bệnh chính cho trẻ. Ngoài ra một nguyên nhân nữa là do virus từ môi trường bên ngoài.

Tham khảo thêm: Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh

2 giai đoạn khi trẻ ốm

Giai đoạn khởi phát do virus

  • Trẻ có các biểu hiện: ho, sổ mũi, sốt, hắt xì. Khi cho trẻ vào viện khám sẽ được yêu cầu là xét nghiệm máu, chụp x quang, siêu âm và được thuốc kê ngập mặt, thông thường mẹ sẽ được kê thuốc kháng sinh tuy nhiên với virus kháng sinh là vô nghĩa, vì nó hoàn toàn không có tác dụng nào với virus cả.
  • Giai đoạn khởi phát do virus kéo dài từ 5-7 ngày thậm chí là 10 ngày bé sẽ tự hết bệnh. Nếu trẻ sức đề kháng kém sẽ chuyển qua giai đoạn 2

Giai đoạn bội nhiễm vi khuẩn

Tức là khi trẻ bị nhiễm virus bé ho, sổ mũi, sốt, ăn uống kém dẫn đến suy giảm miễn dịch. Khi đó trong hầu họng của trẻ, trong môi trường sống có sẵn vi khuẩn và bị nhiễm thêm con vi khuẩn nữa thì người ta gọi là tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, bội nghĩa là thêm. Trong trường hợp này

  • Bé ho nhiều và nặng hơn
  • Bé sốt nhiều hơn
  • Bé li bì, mệt mỏi, bỏ ăn

Phải xác định rõ trẻ bị nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh mới có giá trị. Muốn biết trẻ có bị bội nhiễm vi khuẩn hay không phải dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Khi triệu chứng lâm sàng không đủ thì cần xét nghiệm máu. 2 cái hay làm là xét nghiệm công thức máu và chỉ số CRP. Lưu ý: Bé sốt trên 12h chúng ta cho xét nghiệm máu thì kết quả mới chính xác.

Khi nào dùng kháng sinh?

  • “DÙNG KHÁNG SINH KHI BIẾT CHẮC CON BỊ BỘI NHIỄM VI KHUẨN”

Đơn thuốc trong điều trị kháng sinh ngoại trú (Khi con bị bội nhiễm vi khuẩn)

  • Kháng sinh: nên chọn kháng sinh tốt, đúng kháng sinh
  • Hạ sốt: chỉ dùng khi bé sốt. Lưu ý: trẻ sốt cao hay sốt thấp nó không phản ánh tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Sốt hay có thuốc Paracetamol và Ibuprofen, tuy nhiên ưu tiên dùng Paracetamol và chỉ khi nào Paracetamol không đáp ứng nữa mới dùng đến Ibuprofen
  • Kháng viêm: có Alpha Choay và Corticoid. Trong quá trình điều trị viêm mũi họng cho trẻ, thuốc này không hỗ trợ nhiều nên uống vào trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
  • Thuốc long đờm: chỉ dùng khi bé bị đờm quá đặc
  • Men vi sinh: Khi dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nó sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn khiến trẻ dễ bị tiêu chảy nên bổ sung men vi sinh sẽ giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Nên chọn men vi sinh dạng bao kép giúp bảo vệ lợi khuẩn trc tác dụng của kháng sinh thì việc bổ sung men vi sinh mới có tác dụng.
  • Vitamin: Kháng sinh sẽ làm suy yếu vi khuẩn, vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng khiến quá trình điều trị ốm cho trẻ tốn ít thời gian hơn, trẻ sẽ nhanh khỏi hơn và hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Hãy sử dụng Vitamin tổng hợp Zeambi
  • Ngoài ra có thể có thêm thuốc rửa mũi giúp vệ sinh mũi họng cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *