Cách cho bé ăn dặm độ thô của thức ăn theo từng tháng tuổi như thế nào?

  • Rất nhiều mẹ vẫn đang cho con ăn dặm theo cách xay nhuyễn thức ăn rồi nấu cho con ăn thời gian rất dài. Mẹ phải chấm dứt tình trạng này ngay vì “thuyền lớn thì sóng lớn”, bé càng lớn càng cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Nếu mẹ cứ xay nhuyễn thức ăn, lâu ngày bé sẽ không có bản năng nhai, gây hại cho hệ tiêu hoá.

Theo thời gian, độ thô trong thức ăn của bé sẽ tăng dần theo từng độ tuổi khác nhau, điều này được hình thành một cách tự nhiên để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Theo khuyến cáo của Bộ y tế Anh

  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm: thông thường từ 5,5 tháng đến hết 6 tháng thường cho trẻ ăn cháo dây, tức là cháo loãng, nhiều nước
  • Trẻ từ 7 tháng đến hết 9 tháng bắt đầu ăn cháo đặc hơn một chút, ít nước hơn, các thức ăn có hình khối hơn, thịt, cá, rau và thức ăn sẽ nghiền
  • Từ 10 tháng đến hết 12 tháng bé bắt đầu chuyển qua ăn cơm nát, cơm nấu dẻo, thức ăn dầm bằng thìa, dĩa, xé bằng tay, rau củ quả cắt lát mỏng có kích thước vừa với nắm tay của trẻ để trẻ nắm dễ hơn

Tại sao bộ y tế lại khuyến cao như vậy?

  • Sự thay đổi về cấu trúc bữa ăn (độ thô của thức ăn) liên quan đến sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ ăn thô hơn vì nhu cầu năng lượng của trẻ nhiều hơn mà thức ăn loãng không đáp ứng được liên quan đến độ đậm năng lượng của thức ăn bé ăn. Trẻ qua từng giai đoạn năng lượng cần nhiều hơn cho nên thức ăn phải thô hơn để đảm bảo độ đậm năng lượng tốt hơn.
  • Bé ăn thô cái cơ hàm, cơ lưỡi phát triển rất linh hoạt nó liên quan đến phát triển ngôn ngữ của trẻ, liên quan đến hình thể mặt và hàm của trẻ sẽ cân đối hơn và sẽ tốt hơn. Bé ăn thô thì hệ tiêu hóa của con cũng hoàn thiện hơn về mặt cấu trúc, hoàn thiện hơn về mặt enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn có độ thô, độ đậm năng lượng trong thức ăn cao hơn. Điều này liên quan đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thêm nữa việc ăn thô trong thay đổi cấu trúc cũng có tác động đến hoạt động của não bộ và nó liên quan trực tiếp đến cấu trúc và độ thô của thức ăn sau đó là đến màu sắc và mùi vị

Tác hại của ăn thô không đúng phương pháp

  • Trẻ không nhai mà chỉ nuốt thì cơ hàm, cơ lưỡi không phát triển nó ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ
  • Quá trình nhai giúp bé cảm nhận thức ăn giúp hệ tiêu hóa kích thích enzym tiêu hóa giúp cho nhu động ruột, nhu động dạ dày nó hoạt động từ đó kích thích sự hoàn thiện của hệ tiêu hóa liên quan đến quá trình chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng. Nếu cho trẻ ăn thức ăn loãng một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, trẻ rất dễ bị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, liên quan đến quá trình dinh dưỡng
  • Bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu vi chất

Luyện ăn thô cho bé như thế nào?

  • Phải kiên trì: thông thường để trẻ tiếp nhận thức ăn mới cần 3 đến 4 tuần nên cần xác định thời gian như vậy. Thứ hai bé nôn ọe được chứng tỏ bé không bị hóc đâu, còn nếu bé nuốt bị tím tái khó thở thì đó mới là hóc. Nên cho trẻ ăn thô lưỡi của bé sẽ hoạt động rất linh hoạt, tránh được việc hóc và giải quyết vấn đề sợ. Thứ ba là vấn đề ăn chậm, ăn chậm mẹ hay sợ bé bị suy dinh dưỡng thì chúng ta cũng phải hiểu rằng phải rèn phải tập và thời gian đó phải hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tập ăn cho trẻ như thế nào: Dựa trên nguyên tắc hãy để con được đói: không ăn vặt, không bánh kẹo, không ăn linh tinh để bé thật đói thì bé sẽ có nhu cầu ăn. Khi bé đói như vậy thì đừng để bé ăn cháo mà hãy cho bé ăn bữa ăn cùng với gia đình. Bắt đầu ăn thô đừng cho bé ăn rau vội vì những lá rau, cuỗng rau nhỏ dễ hóc thì nên cho trẻ ăn củ quả trướ, ăn su su, su hào, bí đỏ thì mẹ cắt mỏng ra và kích thước bằng nắm tay của trẻ để bé dễ cầm dễ nắm.
  • Nguyên tắc trẻ phải ngồi vào bàn ăn và chúng ta cũng khuyến khích trẻ ăn bằng tay để trẻ cảm nhận thức ăn. Một việc quan trọng khi cho trẻ ăn, bàn ăn nên để một ghế để trẻ kê chân vì ngồi ghế ăn chân trẻ không chạm đất nó sẽ đung đưa làm trẻ phân tâm. Và trong bữa ăn người lớn nên tạo không khí vui vẻ đồng thời hướng dẫn trẻ các động tác nhai, nuốt và nói câu chuyện bé thích
  • Thay đổi dần dần độ thô của thức ăn.

Chúc các mẹ chăm con khỏe mạnh. Mẹ hãy like fanpage để học tập kiến thức chăm con mỗi ngày cùng Zeambi và TTSKNK CENTURY nhé.

https://www.facebook.com/zeambicom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *