Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt ở trẻ

Nguyên nhân một số bệnh nhiễm khuẩn ở mắt của trẻ

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, kém, nên trẻ dẽ bị nhiễm khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: hệ thống lệ đạo, tuyến nước mắt chưa hoàn thiện về cấu trúc lẫn thành phần hóa học cho đến khả năng kháng khuẩn kém.

Các dấu hiệu con bị viêm nhiễm mắt

  • 2 mí mắt đổ ghèn,gỉ mắt màu vàng, làm 2 mắt dính chặt vào nhau khiến mẹ phải nhỏ nước muối sinh lý để giúp con mở 2 bờ mi.
  • Đôi mắt của bé hoạt động không đồng bộ → là dấu hiệu của loạn vận động các cơ mắt.
  • Con ngươi có màu trắng → dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể hoặc là ung thư mắt

Các bệnh nhiễm khuẩn về mắt thường gặp

1. Tắc lệ đạo: mắt có ghèn, gỉ mắt, mắt luôn ướt

2. Viêm kết mạc, viêm giác mạc: do xước, rách hoặc bé dụi mắt gây xước, rách giác mạc khiến giác mạc bị viêm

  • Việc giữ gìn vệ sinh không tốt cũng gây nên việc viêm kết mạc, giác mạc
  • Triệu chứng tương tự như tắc lệ đạo: mắt đổ ghèn, 2 bờ mi mắt đỏ, mắt luôn ướt, giác mạc và kết mạc đỏ, mắt rất khó mở
  • Đa phần trẻ bị viêm kết mạc, giác mạc là do nhiễm khuẩn từ mẹ
  • Khi con sinh ra, chui qua âm đạo người mẹ: ở âm đạo của mẹ có lậu cầu, máu, dịch ối bám vào mắt trẻ gây viêm
  • Hoặc có thể bị nhiễm từ trùng roi cũng từ đường sinh dục của mẹ.
  • Việc xử lý lậu cầu không đúng có thể gây mù lòa, giảm thị lực vĩnh viễn
  • Nếu không xử lý đúng trùng roi thì cũng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến mắt nhưng không gây mù lòa, nhưng làm giảm thị lực ghê gớm.
  • Hoặc trẻ bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus) mắc phải từ người chăm sóc bé

3. Viêm nhiễm mí mắt : 2 bờ mi đỏ, có sạn gây nên do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

4. Bệnh lẹo mắt là bị nhiễm trùng ở chân lông mi gây mủ → phải để chín mủ, lấy nhân mủ, nhỏ nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt chống nhiễm trùng.

5. Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus gây ra.

  • Khi trẻ đau mắt đỏ bị sưng nề, ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt, xuất hiện viêm kết mạc, chảy nước mắt nhiều.
  • Cách phòng: Không dùng chung khăn mặt, không cho tiếp xúc trẻ bị bệnh với trẻ khác

Cách chăm sóc mắt cho trẻ

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay trước khi chăm sóc mắt cho trẻ
  • Chuẩn bị bông gòn vô khuẩn, gạc vô khuẩn, nước muối sinh lý.
  • Lưu ý: mỗi mắt sử dụng 1 bông gòn, gạc. Ko dùng chung cho 2 mắt.
  • Vệ sinh mắt ngày từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào bông gòn rồi lau đầu mắt đến đuôi mắt, vuốt từ đầu mắt sang đuôi mắt, từ trên xuống dưới rồi lặp lại với mắt còn lại (sử dụng bông và gạc khác để làm mắt còn lại).
  • Rửa mặt cho bé bằng nước đun sôi để nguội. Hòa nước đun sôi với nước đun sôi để nguội và dùng nước đó để rửa mặt cho trẻ.
  • Không sử dụng nước bình, nước bình nóng lạnh vì không đảm bảo vô khuẩn.
  • Khi đi ra ngoài: cần chuẩn bị kính, khẩu trang, khăn mỏng để trùm cho bé để ngăn bụi, côn trùng bay vào mắt.
  • Không dùng khăn mặt chung. Khăn mặt khi dùng xong phải phơi ngoài nắng hoặc sấy khô để chết vi khuẩn.
  • Khi bé bị đau mắt. Đi khám chuyên khoa mắt để được chỉ định. Không tự ý mua các thuốc nhỏ mắt như nemydexan, tobrex vì trong thành phần của các thuốc trên có chứa corticoid. Lạm dụng sử dụng sẽ khiến bé bị kháng thuốc và gây giảm thị lực về sau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *