Xử lý dự phòng sốt co giật

  • Chủ đề là nỗi ám ảnh kinh hoàng gây hoảng loạn thật sự cho các mẹ bỉm đang nuôi con nhỏ. Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths Dược sĩ Trương Minh Đạt hướng dẫn cách xử lý và dự phòng SỐT CO GIẬT cho trẻ tại nhà các mẹ nhé!

Thực trạng Sốt co giật ở trẻ

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi là độ tuổi hay bị sốt co giật nhất. Tuy nhiên, tỉ lệ sốt co giật chỉ chiếm 3 – 5% ở trẻ khỏe mạnh bình thường, không nói đến trẻ có tiền sử về bệnh động kinh hay các bệnh nào đó liên quan đến hệ thần kinh.
  •  Có đến 30% trẻ bị sốt co giật tái đi tái lại. Nhưng cũng có một con số rất đáng quan tâm đó là chỉ có 1 – 2% sốt do co giật đơn thuần lành tính.
  •  Có một tỉ lệ rất lớn nếu con bị sốt co giật trong tình trạng hỗn hợp có nhiều bệnh kèm theo có thể liên quan đến bệnh thần kinh, nhưng nó sẽ chiếm 10% ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bệnh động kinh sau này.

Cách xử lý khi con bị Sốt co giật

Khi con bị ốm, sốt do các nguyên nhân như viêm mũi họng, do vi khuẩn hoặc virut, con có tình trạng co giật tại nhà thì chúng ta phải xử lý cơ bản tại nhà trước khi đưa con đến cơ sở y tế.

  • Bước 1: Bình tĩnh, đứng xa đảm bảo cho con không khí thoáng đãng
  • Bước 2: Nới lỏng quần áo, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải.
  • Bước 3: Dùng khăn mặt hoặc khăn mềm đặt vào miệng trẻ nếu trẻ có hiện tượng cắn vào lưỡi.
  • Bước 4: Dùng Paracetamol với liều 15mg/cân nặng/lần dùng (chuẩn bị cả gói uống và viên thụt hậu môn) liều dùng không quá 4 lần/ngày mỗi lần cách nhau 4-6h, uống 1 lần nếu còn sốt. Hoặc dùng Ibuprofen nếu con không đáp ứng paracetamol với liều 10mg/cân nặng/lần dùng. mỗi lần uống cách nhau 6h
  • Bước 5: Hạ thân nhiệt của trẻ bằng các phương pháp vật lý, dùng khăn ấm lau cổ, nách, bẹn – những phần tỏa nhiệt mạnh nhất để giúp giảm thân nhiệt của trẻ.

Note: Nếu con có tiền sử co giật nhiều lần thì trong nhà luôn luôn phải có viên an thần Diazepam hoặc Phenobarbital. Tuy nhiên đây là viên thuốc hướng thần vì vậy cần sử dụng dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ.

Dự phòng Sốt co giật

  • Bước 1: Phải kiểm soát thân nhiệt trẻ. Sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết.
  • Bước 2: Điều trị dứt điểm nguyên nhân bé bị nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh phù hợp. (theo hướng dẫn của bác sỹ)
  • Bước 3: Dùng các sản phẩm Diazepam để dự phòng co giật.
  • LƯU Ý:
    Trong trường hợp con sốt co giật trên 10 phút và sau 30 phút chưa trở về trạng thái bình thường thì cần đưa đến cơ sở y tế để khám và có hướng xử trí ngay. Sốt co giật ở trẻ em bình thường chiếm khoảng 3 – 5% và thường là sốt dưới 2 phút và rất lành tính, không ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển não bộ, nhận thức và học hỏi của bé sau này nên các mẹ cứ yên tâm.
  • Chúc các mẹ chăm con khỏe mạnh học tập kiến thức chăm con mỗi ngày cùng zeambi. Mọi câu hỏi các mẹ có thể nhắn tin qua page để được tư vấn hỗ trợ.

https://www.facebook.com/zeambicom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *