Trẻ sơ sinh ngủ trằn trọc chậm lớn thấp lùn

[QUAN TRỌNG] Xử lý thế nào khi TRẺ SƠ SINH TRẰN TRỌC – KHÓ NGỦ – KHÓC ĐÊM? | Dược sĩ Trương Minh Đạt

  • Chắc chắn không dưới 1 lần con các em trằn trọc khó ngủ giữa đêm. Chỉ hơi mảy may gì là con lại giật mình tỉnh giấc.
  • Có rất nhiều bạn nhắn hỏi anh với nội dung là con em khó ngủ, ngủ không sâu, hay giật mình thì có phải thiếu chất không, có cần bổ sung chất gì ko?
  • Anh thấy mừng khi các em biết quan tâm đến giấc ngủ của con. Vì với trẻ nhỏ nhất là trẻ dướ 6m tuổi thì giấc ngủ quan trọng hơn bữa ăn các em ạ. Con sẽ lớn lên trong lúc ngủ.
  • Nhưng có những hiểu nhầm về giấc ngủ của con rất buồn cười. Các em cứ nghĩ con ngủ là phải nằm im, con trở mình xoay ng thì các em cho là con ngủ không sâu, con thính ngủ.
  • Mỗi khi con như vậy, các em đều nghĩ ngay đến thiếu Canxi và D3, nếu các em có thăm khám thông thường cũng sẽ được hướng dẫn là thiếu D3. Nhưng thực tế các bé vẫn bổ sung D3 hàng ngày liều 400IU, mẹ cho con bú có bổ sung Canxi liều 1000 – 1200mg/ngày và dùng Canxi hữu cơ để đảm bảo hấp thụ tốt nhất, từ đó sữa mẹ giàu canxi hơn, nhưng tại sao con em vẫn khó ngủ, trằn trọc?

GIẤC NGỦ SINH LÝ CỦA TRẺ EM

  • Thông thường trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ 14 – 17 tiếng/ngày, và có 50% giấc ngủ là giai đoạn REM (giấc ngủ động, giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh – tức là bé quay đi, quay lại, khua chân múa tay…). Tức con ngủ nhưng vẫn xoay người, vẫn thỉnh thoảng đập chân xuống giường, lắc đầu mạnh.

TRẺ EM CÓ 2 KIỂU NGỦ

  • 1. Giấc ngủ REM: là giấc ngủ động, giấc ngủ có những giấc mơ sống động kể cả người lớn cũng có kiểu ngủ đó (cảm giác bước hụt bậc trong mơ đáy các em). Thì con cũng vậy. quan sát sẽ thấy mắt con nhắm nhưng mý mắt vẫn giật, con ngưoi có thể đảo sang 2 bên. Xoay đầu, vặn người trái phải. Tay chân khua khoắng. Và các em nói rằng con trằn trọc khó ngủ. Thực chất đây là lúc não bộ của bé có cơ hội củng cố ký ức và nâng cao kỹ năng nhận thức của trẻ, giúp phát triển não bộ và thích nghi môi trường sống.
  • 2. Giấc ngủ không REM (NON – REM): là giấc ngủ sâu, ngủ không ý thức. Chắc chúng ta cũng đã từng chứng kiến con chúng ta ngủ không biết trời đất là gì, bế lên bế xuống, vật qua vật lại bé vẫn ngủ ngon lành.

Giấc ngủ này lại được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: bé lơ mơ, ngủ gà, mắt sụp mí (có thể đang ăn lăn ra ngủ).
Giai đoạn 2: Giấc ngủ của bé sâu hơn 1 tí, bé dễ bị đánh thức hơn, một tác động nhỏ, một tiếng động nhỏ cũng khiến bé mở mắt, tỉnh giấc, giật mình…
Giai đoạn 3: Giấc ngủ sâu, bé nằm yên không động đậy.
Giấc ngủ NON -REM của bé luôn đi qua 3 giai đoạn này, cứ lặp lại liên tục suốt đêm.
MỘT CHU KỲ GIẤC NGỦ SẼ CÓ GIẤC NGỦ REM & NON – REM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *