Trẻ bú mẹ chậm đi cầu táo bón ở trẻ sơ sinh

  • Nhiều mẹ thắc mắc con chậm đi cầu có phải táo bón không? có phải dùng thuốc nhuận tràng không? có phải thụt phân cho con không? có phải dùng thêm men vi sinh không? Vì vậy, video này sẽ chia sẻ chi tiết hơn hướng dẫn các mẹ xử lý các trường hợp trẻ 0-6 tháng tuổi chậm đi cầu cụ thể trẻ 3-4 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân vẫn bình thường, trẻ vẫn xì hơi thì có phải táo bón hay không? và có phải điều trị hay không?

Định nghĩa táo bón ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh đủ tháng đại tiện lần đầu tiên 36 giờ sau sinh, muộn hơn ở trẻ đẻ non, 90% trẻ sơ sinh bình thường bài tiết phân su trong 24 giờ đầu tiên
  • Tuần lễ đầu tiên trẻ đại tiện 4 lần/ngày tùy theo trẻ bú mẹ hay ăn sữa công thức.
  • 3 tháng đầu tiên trẻ bú mẹ đại tiện trung bình 3 lần/ 1 ngày, trẻ ăn sữa công thức 2 lần/ 1 ngày
  • 2 tuổi số lần đại tiện giảm xuống còn dưới 2 lần/ngày
  • Sau 4 tuổi trung bình trên 1 lần đại tiện/ngày
  • Trẻ bị táo bón là như thế nào? Táo bón là sự giảm dần tần suất bài xuất phân bình thường (dưới 2 lần 1 tuần) kèm theo khó và đau khi bài xuất do phân rắn hoặc quá to. Trẻ táo bón khi: tần suất bài xuất phân
  • Trẻ sơ sinh dưới 2 lần ỉa/ngày
  • Trẻ bú mẹ dưới 3 lần ỉa/tuần
  • Trẻ lớn dưới 2 lần ỉa/tuần

Kết luận: Trẻ táo bón biểu hiện đầu tiên là:

  • Giảm tần suất đi cầu
  • Phân rắn, to, khó đi cầu
  • Trong trường hợp trẻ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, 3-4 ngày mới đi ngoài 1 lần thậm chí có những bạn 7-8 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng phân trẻ đi bình thường vẫn vàng, vẫn sệt bình thường thì trẻ không phải bị táo bón nên không cần điều trị, không phải dùng các thuốc nhuận tràng và cũng không cần các biện pháp can thiệp mạnh.

Cách xử lý trẻ bú mẹ hoàn toàn chậm đi cầu

  • Trẻ 0-3 tháng tuổi trung bình 1 tháng tăng 0,9 – 1kg/ tháng. Trẻ 3-6 tháng tăng 600g/ tháng. Dựa theo kết quả đánh giá tăng trưởng nếu trẻ tăng trưởng bình thường thì mẹ yên tâm nuôi con và không cần làm gì cả
  • Trong trường hợp trẻ tăng trưởng kém thì đầu tiên nên nghĩ đến vấn đề: Tiêu hóa của trẻ có vấn đề gì không? Nghĩ đến vấn đề này việc đầu tiên cần làm là: Massage bụng cho bé. Áp dụng các phương pháp đạp xe để tăng vận động đường tiêu hóa từ đó kích thích quá trình đẩy phân ra ngoài. Xi bô cho bé 3 lần/ngày vào một thời gian cố định trong ngày
  • Cân nhắc dùng thêm các sản phẩm bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên men vi sinh không trực tiếp giải quyết vấn đề chậm đi cầu mà nó sẽ làm giảm tác hại của việc chậm đi cầu. Ví dụ trẻ chậm đi cầu sẽ làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn tăng lên sẽ gây các bệnh về đường ruột. Mặt khác các chất khí thải xyanua và các chất khác do chuyển hóa dinh dưỡng ở trong vi khuẩn có hại chuyển hóa dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến đường ruột thì dùng men vi sinh sẽ giúp cải thiện những vấn đề đó.
  • Lựa chọn men vi sinh như sau: Trong giai đoạn 0-6 tháng hệ tiêu hóa rất nhạy cảm nên sử dụng men vi sinh chỉ bổ sung lợi khuẩn thôi, không nên có thêm các thành phần như vitamin, khoáng chất hoặc các sản phẩm axit amin khác. Nên chọn các sản phẩm mà vi khuẩn được bao kép để tăng tỉ lệ sống khi vào trong hệ tiêu hóa của bé thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  • Có thể tham khảo sản phẩm MEN VI SINH BAO KÉP ZEAMB. Công nghệ bao kép đột phá giúp cải thiện rồi loạn tiêu hóa 3 – 5 ngày, cải thiện biếng ăn nhanh gấp 5 – 8 lần men thường, tăng miễn dịch của tiêu hóa 200%, giảm tần suất ốm vặt của trẻ thấp hơn 50%
Men vi sinh Zeambi
Men vi sinh Zeambi
  • Khi làm tất cả các vấn đề đánh giá tăng trưởng và các vấn đề hỗ trợ tiêu hóa rồi nhưng con vẫn chậm đi cầu thì mẹ có thể nghĩ đến những nguyên nhân khác như:
  • Trẻ bú ít bình thường trẻ có thể bú đến 8-12 cữ/ngày. Trẻ bú ít cũng dẫn đến tình trạng chậm đi cầu, chậm tăng trưởng. Vậy tại sao trẻ lại bú ít? Khi trẻ bú ít thì có thể nghĩ đến trường hợp Trẻ có các bệnh lý kèm theo không? Trẻ có bị suy dinh dưỡng bào thai không? Trẻ có bị các bệnh lý bẩm sinh không như bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý tuyến giáp.
  • Ngoài ra việc ăn kém còn liên quan đến việc trẻ thiếu vi chất đặc biệt là thiếu máu và thiếu sắt. Trong những trường hợp như vậy mẹ cần cho bé đi kiểm tra để có chỉ định và các phương pháp điều trị hợp lý

Nếu mẹ có thắc mắc gì hay cần sự trợ giúp hãy nhắn tin qua page để được tư vấn và hỗ trợ.

https://www.facebook.com/zeambicom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *