Sốt xuất huyết

  • Không chỉ Covid 19 đang bùng dịch, Tại thời điểm này,sốt xuất huyết cũng trong mùa cao điểm và có xu hướng gia tăng. Theo trang tin Asia One ngày 16-2-2020, sốt xuất huyết có thể lan rộng hơn cả dịch virus corona gây viêm đường hô hấp nặng ở thời điểm hiện tại.
  • Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng khiến bệnh nhân giảm tiểu cầu, xuất huyết, thoát dịch, nhiễm trùng máu, suy đa tạng và trường hợp xấu nhất có thể tử vong. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết.

1. Sốt xuất huyết điển hình có những diễn biến cơ bản

  • Giai đoạn sốt: Trong 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, đau mỏi khắp người… giống như các sốt virus thông thường khác.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Từ cuối ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7, bệnh nhân lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm hơn như: giảm tiểu cầu máu ngoại biên và tăng tính thấm thành mạch máu gây thoát dịch, cô đặc máu, suy đa tạng, nhiễm trùng máu và có thể dẫn tới tử vong.
  • Giai đoạn hồi phục: Từ ngày thứ 7 trở đi, các rối loạn này sẽ tự hồi phục dần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ còn cảm giác mệt mỏi trong vòng 1 đến 2 tuần tiếp theo.

2. Sốt xuất huyết lây qua đường nào? Tiếp xúc với người mắc bệnh, sốt xuất huyết có lây không?

  • ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.
  • Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”. Bệnh sốt xuất huyết Dengue lây truyền qua muỗi đốt.
  • Muỗi vằn (Aedes) hút máu người bị bệnh sau đó mang virus, khi chúng đốt người lành sẽ lây truyền virus Degue sang người cho lành. Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy, chỉ một con mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người. Đó chính là lý do, dịch sốt xuất huyết bùng lên mạnh mẽ.
  • Bệnh sốt xuất huyết không lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, nên chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết không bị lây. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng không làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp hay tiếp xúc từ người sang người.

3. Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lây lại không?

  • Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Tuy nhiên, hiện nay, thế giới lưu hành 4 tuýp virus sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể tái nhiễm, thậm chí lần sau còn nặng hơn lần trước. Cụ thể, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.

4. Sốt xuất huyết ăn gì tốt cho sức khỏe?

  • Bí ngô: Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể.
  • Cam, bưởi: Trái cây họ cam giàu chất khoáng và chứa nhiều vitamin C thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Ổi: Tương tự như cam, ổi giàu vitamin C, rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
  • Bổ sung nhiều nước: Cơ thể khi bị sốt sẽ mất nước rất nhanh, vậy nên cách bù nước hiệu quả nhất là uống nhiều nước hoặc bổ sung oresol.
  • Ngoài chế độ ăn uống đa dạng để bổ sung vitamin, phụ huynh có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin từ bên ngoài như vitamin tổng hợp Zeambi từ Anh Quốc giúp tăng đề kháng cho trẻ theo 3 cấp độ duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Đó là cấp đô da và niêm mạc, cấp độ tế bào và cấp độ kháng thể.

5. Phòng tránh lây sốt xuất huyết bằng cách nào?

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như cho người lớn, mẹ cần bổ sung cho mình những kiến thức để phòng tránh, ngăn chặn tình trạng dịch lây lan. Cùng tham khảo một số biện pháp sau.

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, sinh hoạt để muỗi không có cơ hội sinh sản.- Mặc quần áo dài cho bé khi vui chơi.
  • Không để trẻ vui chơi ở những địa điểm thiếu vệ sinh, ao hồ nơi có nhiều muỗi.
  • Sử dụng kem chống muỗi cho bé. Lưu ý sử dụng kem chống muỗi thích hợp với độ tuổi trẻ.
  • Mắc màn khi ngủ cho dù là ban đêm hay ban ngày.
  • Sử dụng vợt bắt muỗi trong nhà.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất diệt muỗi khi có dịch.

Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bố mẹ hiểu về sốt xuất huyết. Chúc bố mẹ chăm sóc con khỏe mạnh.

Mọi câu hỏi mẹ có thể nhắn tin qua page để được tư vấn và hỗ trợ.

https://www.facebook.com/zeambicom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *