Nôn trớ ở trẻ sơ sinh khi nào là nguy hiểm đừng chủ quan khi trẻ bị trào ngược

  • Vấn đề nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn bú mẹ, nhiều bạn không có kinh nghiệm xử lý sẽ dẫn đến viêm họng, viêm VA mạn tính, có thể phài nạo VA khi tuổi còn rất nhỏ (dưới 2 tuổi), một phần là do hệ tiêu chưa hoàn thiện ở trẻ (cơ môn vị phát triển hơn cơ tâm vị nên bóp chặt không cho thức ăn đi xuống ruột nôn và gây trào ngược)
  • Theo thống kê: 85% trẻ sơ sinh có biểu hiện nôn trớ trong tuần đầu sau sinh, Khoảng 60 – 70% trẻ 3 – 4 tháng có biểu hiện trào ngược. Triệu chứng giảm khi bé 6 tháng là 60% tự khỏi, khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn và tư thế ăn thẳng đứng. Khi trẻ 8 – 10 tháng sẽ giảm và khỏi 90%. Qua đây, chúng ta mới thấy rằng trào ngược Dạ dày – Thực quản là hiện tượng sinh lý bình thường trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Phân loại các trường hợp trào ngược dạ dày, thực quản

  • Trào ngược sinh lý: thường trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, bé không có bất kỳ một dấu hiệu biểu hiện nào của bệnh, thường bé sẽ nôn trong khi bú hoặc sau khi bú, hoặc sau bú mà bạn có thay đổi tư thế hoặc khi bé vặn mình…bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Trường hợp này không cần dùng thuốc điều trị, chúng ta chỉ để ý một chút trong việc chăm sóc bé như: chia nhỏ cữ bú, không nên cho trẻ bú quá no, không nên thay đổi tư thế bế bé khi bé vừa bú xong, đôi khi cách bà mẹ cho bú chưa đúng phương pháp khiến bé bú phải hơi nhiều cũng trào ngược.
  • Trào ngược bệnh lý: đây là trường hợp bé bị trào ngược dạ dày – thực quản, bé có biểu hiện nôn trớ nhiều lần, mức độ gia tăng kèm theo hậu quả của luồng trào ngược là , chậm tăng trưởng và phát triển, hẹp thực quản, biến chứng hô hấp mạn tính như viêm mũi họng thường xuyên, loét họng. Trường hợp này cần phải theo dõi và điều trị.
  • Trào ngược thứ phát: trường hợp bé bị hen, ho…dẫn đến trào ngược.
  • Trường hợp con em ăn là ọe ọe và nôn: liên quan phương pháp  ăn thô, anh sẽ có video về luyện phương pháp ăn thô

Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày, thực quản

  • Trẻ quấy khóc, dễ bị kích thích
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình
  • Có khi có tím tái, có cơn ngừng thở
  • Khò khè, thở rít, viêm mũi họng, viêm phổi tái đi tái lại, ho kéo dài, viêm thanh quản…
  • Chậm tăng cân do trẻ nôn trớ nhiều
  • Trẻ mủm răng, răng yếu và men răng kém

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *