Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

  • Thiếu máu do nhiều nguyên nhân: như thiếu máu do các bệnh tan máu bẩm sinh, nguyên nhân thiếu máu sinh lý và các bệnh lý khác nữa. Trong khuôn khổ video Ths Dược sĩ Trương Minh Đạt sẽ chia sẻ về nguyên nhân, dự phòng và cách xử lý trường hợp Trẻ thiếu máu do thiếu sắt.

1. Thực trạng thiếu máu do thiếu sắt

  • Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng trẻ mắc phải chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 50%)

2. Vai trò của Sắt

  • Tổng lượng sắt trong cơ thể trẻ rất thấp nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ như trong cơ thể trẻ sơ sinh, tổng lượng sắt trong cơ thể trẻ chiếm 240mg, với trẻ 1 tuổi tổng lượng sắt khoảng 420mg nhưng giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Một số dấu hiệu nhận biết con thiếu sắt như sau
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt, đây chỉ là một phần nhỏ, triệu chứng như vậy rất khó để xác định được vì không đánh giá chuẩn xác được như nào là da xanh, như thế nào là niêm mạc nhợt. Tuy nhiên khi các bạn nhận thấy biểu hiện đó thì các bạn tham khảo thêm một số dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa như trẻ biếng ăn, hay rối loạn tiêu hóa, ăn mất ngon, gai lưỡi bị mòn hay bị mất đi và hay bị nhiễm trùng đường tiêu hóa và trẻ chậm tăng cân, biểu đồ tăng trưởng không tốt thì các bạn có thể nghĩ đến việc con có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
  • Để chính xác cần cho bé đi khám và xét nghiệm công thức máu, chỉ số sắt huyết thanh,…từ đó mới đánh giá trẻ có bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nào.

3. Đối tượng trẻ hay thiếu máu

  • Trẻ thiếu sữa mẹ
  • Trẻ ăn dặm không đa dạng
  • Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa: như tiêu chảy, táo bón, sống phân,..
  • Trẻ suy dinh dưỡng bào thai: sinh non, thiếu tháng,…
  • Trẻ sinh đôi
  • Trẻ thiếu máu khi sinh

4. Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

  • Khi sinh: cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Vì sắt trong sữa mẹ đảm bảo dễ hấp thụ nhất, đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo lưỡng sắt trong sữa tốt thì mẹ cần bổ sung sắt trong thai kỳ tốt, và sau khi sinh trong thời kỳ cho con bú cũng phải bổ sung sắt theo đúng quy định.
  • Trẻ trong thời kỳ ăn dặm: cần cân đối bữa ăn, vì trẻ trong thời kỳ ăn dặm rất biếng ăn nên mẹ thường nản và không có phương pháp thích hợp. Mẹ cần cho bé ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, cá, thịt chim,..và các thực phẩm khác.
  • Hạn chế các thực phẩm gây giảm hấp thụ sắt ví dụ như tinh bột gạo, đậu xanh, bột ngũ cốc, sữa bò,..
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, sống phân

5. Xử lý thiếu máu do thiếu sắt

  • Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt liều từ 4 – 6mg/ 1kg/ ngày trong 6 – 8 tuần
  • Lưu ý chọn sắt nào: Phải lựa chọn sắt hữu cơ và sắt hóa trị II vì sắt trong cơ thể chỉ được hấp thụ ở dạng hóa trị II
  • Sau khi bổ sung sắt cho trẻ trong 6-8 tuần thì mẹ cần cho con kiểm tra lại, nếu lượng như vậy là đủ nhu cầu thì nó sẽ cải thiện ngay tức khắc, còn nếu kiểm tra lại vẫn thiếu máu thì mẹ cần để ý những lưu ý sau:
  • Trường hợp: Uống sắt không đủ liều hoặc không bổ sung thường xuyên trong 6 – 8 tuần và sẽ bị ngắt quãng
  • Sản phẩm bổ sung sắt không hiệu quả hoặc sử dụng thêm các sản phẩm gây giảm khả năng hấp thụ sắt
  • Bé có khả năng mắc các bệnh làm giảm khả năng hấp thụ sắt như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh thận, gan
  • Do không bổ sung đủ Vitamin B12, vitamin C và Acid Golic vì những vitamin này làm tăng khả năng hấp thụ sắt
  • Các bệnh rối loạn đường tiêu hóa chưa điều trị dứt điểm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *