- Bất cứ phụ huynh nào cũng muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc trẻ lúc nào cũng thấp bé hơn bạn bè. Vậy làm sao để biết bé tăng trưởng bình thường??
Mục Lục
CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
- Chỉ số cân nặng: thường biến động, không ổn định, không phản ánh quá trình. Ví dụ 1 tuần bỏ ăn cân nặng có thể giảm.
- Chiều cao: đánh giá chính xác tang trưởng trong thời gian dài, nó phản ánh đúng nhất, ổn định trong dài hạn. Cho dù bé sút cân, bỏ ăn thì chiều cao không bị ảnh hưởng.
- Chu vi vòng đầu: đánh giá tình trạng còi xương (liên quan bệnh còi xương, bị bệnh lý đầu nhỏ…).
- Nếu trẻ dưới 1 tuổi: cả 3 chỉ số trên đều quan trọng và 2 chỉ số chiều cao, cân nặng luôn song hành, nếu trẻ dưới 6 tháng cả 3 chỉ số đều tăng.
Trẻ trên 1 tuổi: chỉ số chiều cao sẽ quan trọng nhất, nó phản ánh tốt nhất, thường ghi chép chiều cao 3 tháng 1 lần.
ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ
Chỉ số cân nặng
- Sơ sinh: 2,8 – 3,2kg (cân nặng bình thường)
- Trong 3 tháng đầu: tang 30g/ngày = 900g/tháng (bú mẹ tăng nhanh hơn SCT trong giai đoạn này)
- Trong 3 tháng tiếp: 20g/ngày = 600g/tháng
- Khi trẻ 4 – 4,5 tháng, cân nặng = 2 x khi sinh
- Trẻ 1 tuổi, cân nặng = 3 x khi sinh.
- Trẻ từ 1 tuổi đến 9 tuổi: tang trung bình 1500gam/năm.
- X (kg) = 9 + 1,5 (n – 1); n = số tuổi
Chỉ số chiều cao
Thiếu dinh dưỡng 2 – 3 tháng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
- Sơ sinh: 48 – 50cm
- Trong 3 tháng đầu: tăng 3 – 3,5cm/ tháng.
- Trong 3 tháng tiếp: tăng 2cm/ tháng
- Trong 6 tháng tiếp theo: 1 – 1,5cm/ tháng.
- Trẻ trên 1 tuổi: 5cm/ năm.
- Trẻ 2 tuổi: trẻ cao 80 – 85cm.
Y (cm) = 75 + 5(n-1)
Chỉ số Chu vi vòng đầu
- Sơ sinh: 32 – 34cm.
- Trẻ 1 tuổi: 44 – 46cm.
- Trẻ 2 tuổi: 48cm
- Trẻ 5 – 6 tuổi: 50 – 52cm, ổn định