Hướng dẫn cách xử lý dứt điểm và an toàn khi trẻ bị chảy dãi nhiều

1. Bản chất của cơ chế chảy dãi ở trẻ

  • Chảy dãi thực chất là nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt bằng miệng của trẻ. Nó có vai trò giúp trẻ cử động miệng dễ hơn đồng thời giúp rửa trôi vi khuẩn và virut. Ngoài ra trong nước bọt còn chứa enzyme tiêu hóa tinh bột và hàm lượng axit chống vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể bé qua đường miệng.

2. Chảy dãi: Vấn đề sinh lý

Sinh lý chảy dãi của trẻ như thế nào?

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi do trung tâm điều khiển hệ bài tiết nước bọt chưa hoàn thiện chính vì vậy miệng trẻ sẽ khô hơn, không chảy nhiều dãi chính vì vậy trong nước bọt của trẻ có ít enzyme tiêu hóa tinh bột cũng như là lượng axit để rửa trôi virut và vi khuẩn.
  • Khoảng 5 – 6 tháng tuổi bé chảy dãi nhiều, đây là dấu hiệu trẻ sắp mọc răng, cũng là lời nhắc mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm.

Nguyên nhân chảy dãi ở trẻ

  • Dấu hiệu trẻ bắt đầu mọc răng
  • Khi trẻ nằm ngủ hay nằm nghiêng, nằm úp, cấu tạo khoang miệng đặc biệt nên nên dãi chảy ra.
  • Bé hay mút tay và mút đồ chơi

Cách xử lý

  • Quàng yếm cho dãi không thấm vào cổ bé, vì cằm và cố trẻ ngắn, chạm vào nhau nhiều dễ gây hăm, ảnh hưởng đến da của trẻ.
  • Bé nằm úp, hoặc nằm sấp thì nên đặt bé nằm ở tư thế ngửa, đầu cao hơn so với thân.
  • Trẻ hay mút tay, chân hoặc đồ chơi thì mẹ nên hạn chế đồng thời huấn luyện phản xạ tự nhiên cho trẻ
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, tưa lưỡi cho bé trước khi ngủ buổi tối ít nhất 1 lần/ngày.

3. Chảy dãi: Vấn đề bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý

  • Khi bé bú sữa công thức, ăn dặm sớm mẹ vệ sinh không tốt trẻ dễ bị nấm miệng, tưa miệng, viêm lợi nên trẻ chảy dãi nhiều
  • Trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, nhiễm rota, virut,…
  • Bé có cơ địa trào ngược dạ dày thực quản, do cơ chế bảo vệ của đường miệng tiết ra nhiều dãi để rửa trôi chất nôn từ dạ dày lên. Axit trong nước bọt cũng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, bé ăn vào dạ dày rồi trào ngược ra trẻ cũng dễ bị tổn thương miệng và thực quản của trẻ.
  • Bé bị bại não, ngã, chấn thương ảnh hưởng đến sọ não dây tình trạng chảy dãi nhiều ở trẻ.

Xử lý vấn đề bệnh lý

  • Những trường hợp bệnh lý như vậy trước khi trẻ sinh ra có thể chuẩn đoán trước được nếu bé có dấu hiệu dị tật bẩm sinh về thần kinh
  • Trong trường hợp trẻ ngã, va đập có dấu hiệu chảy dãi nhiều mẹ cũng nên cho bé đi kiểm tra, chụp chiếu để xem con có bị tổn thương gì không
  • Nếu bé bị nấm miệng phải tưa lưỡi cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng nystatin hoặc daktarin để bôi miệng cho trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì phải tìm nguyên nhân trẻ bị vi khuẩn hay virut để điều trị sẽ cải thiện vấn đề này.
  • Trẻ trào ngược dạ dày thì cần lưu ý tình trạng con là sinh lý hay bệnh lý để có hướng điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *