Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

  • Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh có diễn biến bất thường mà khó đoán trước, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

  • Là bệnh truyền nhiễm lây trực tiếp từ người sang người và nó có thể gây ra thành những dịch bệnh. Bệnh chủ yếu do virut đường tiêu hóa gây ra, trong đs 2 con virut thường gặp nhất là koksakivirut và enterovirus. Bệnh thường gây ra những bệnh lý nghiêm trọng và có nhiều biến chứng gây nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí là tử vong.

2. Đường lây truyền của bệnh chân tay miệng như thế nào?

  • Bệnh có thể lan truyền từ người lành mang virut, người bệnh hoặc người vừa khỏi bệnh sang cho người khác. Bệnh lây do tiếp xúc với những giọt nước bọt từ người bệnh, từ những dịch tiết ở những nốt phỏng nước chân tay hoặc là phân của bệnh nhân,…Bệnh do virut đường tiêu hóa gây ra thường lây truyền qua 2 phương thức:
  • Lây truyền trực tiếp như: hôn trẻ,…
  • Lây truyền gián tiếp như trong nhà trẻ vừa có bạn này ngậm 1 quả bóng xong bỏ xuống thì bạn kia lại ngậm quả bóng đó,…
  • Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa hè và mùa thu nên các mẹ nhớ đề phòng

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng diễn biến qua 4 giai đoạn

  • Giai đoạn nhiễm bệnh: giai đoạn này không có biểu hiện triệu chứng gì, kéo dài từ 3 – 7 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-2 ngày trẻ có biểu hiện giống như nhiễm virut đường tiêu hóa như là sốt nhẹ, người mệt mỏi, kém ăn và có thể bị đi ngoài
  • Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này bệnh tay chân miệng mới có những biểu hiện rõ như trẻ có thể bị loét miệng, có thể có ban dạng phổng nước trên da, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu, ở gối và mông. Những ban này thường tồn tại trong thời gian ngắn chỉ 5-7 ngày và khi khỏi có thể vẫn còn sốt và nôn. Trường hợp trẻ vẫn còn sốt và nôn cảnh báo có nguy cơ là bị biến chứng.
  • Giai đoạn lui bệnh: Kéo dài từ 3-5 ngày là trẻ sẽ hồi phục dần dần và thường xảy ra vào ngày thứ 3 hoặc thứ 5 của bệnh.

4. Điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

Bệnh chia thành 4 cấp độ trong đó chỉ cấp độ 1 là bố mẹ chăm sóc tại nhà, từ cấp độ 2 trở lên ba mẹ phải chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện. Ở cấp độ 1 chăm sóc và điều trị cho trẻ như thế nào?

  • Hạ sốt khi trẻ bị sốt cao
  • Vệ sinh miệng họng cho trẻ
  • Bổ sung thêm các vitamin cho con
  • Phòng tránh bội nhiễm và giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Theo dõi diễn biến tình trạng bệnh của trẻ như trẻ sốt cao, ngủ có hay giật mình không,..

5. Bệnh chân tay miệng có phòng được không và phòng như thế nào?

  • Hiện nay chưa có vacxin để phòng bệnh tay chân miệng, chúng ta phòng bằng những phương pháp phòng nhiễm trùng đường tiêu hóa và khi trẻ bị chân tay miệng rồi ba mẹ nên cách ly cho con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *