- Táo bón ở trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi khiến trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây cảm giác sợ đi tiêu và có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ. Cùng nghe hướng dẫn của ThS Dược sĩ Trương Minh Đạt về cách trị dứt điểm tình trạng trẻ sơ sinh táo bón rặn đỏ mặt chảy máu hậu môn tại nhà ba mẹ nhé!
Mục Lục
Dấu hiệu và nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Như thế nào là táo bón?
Để chẩn đoán tình trạng của trẻ có phải táo bón không trước tiên cần theo dõi
- Bình thường con đi ngoài phân như thế nào? Trẻ từ 0-6 tháng tuổi thông thường đi ngoài từ 2 đến 3 lần/ ngày. Trẻ bị táo bón khi trên 2 ngày trẻ mới đi vệ sinh 1 lần kèm theo tình trạng phân to, rắn và khó đi cầu thậm chí tình trạng phân to và có xuất hiện máu tươi ở phân.
- Nếu con đi phân mềm bình thường trên 2 ngày mới đi 1 lần, có trẻ từ 3-5 ngày, có trẻ từ 7 ngày nhưng trẻ tăng trưởng bình thường thì không phải táo bón. (Để hiểu chính xác hơn mẹ xem tại link bên trên)
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn rất ít khi bị táo bón cho nên bỏ qua khả năng trẻ bú sữa mẹ bị táo bón. Thông thường trẻ bú sữa công thức hoàn toàn hoặc bú xen kẽ sữa mẹ và sữa công thức. Nguyên nhân trẻ bị táo bón trong giai đoạn này thông thường do
- Sữa công thức không phù hợp
- Khi con biếng ăn chậm tăng cân mẹ thường pha sữa đặc hơn
- Bổ sung Canxi hoặc D3 không đúng và quá liều.
Cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh 0 -6 tháng tuổi tại nhà
- Điều chỉnh cách pha sữa. Lưu ý nên pha sữa đúng tỉ lệ và dùng nước đun xôi để nguội.
- Nếu pha sữa đúng tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng tình trạng táo bón của con không cải thiện thì mẹ nên cân nhắc đến việc đổi sữa. Tuy nhiên khuyến cáo không nên đổi sữa quá 3 lần / tháng vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và còn rất non nớt việc đổi quá nhiều sữa cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ tiêu hóa thậm chí gây ra nhiều hậu quả hơn.
- Có thể cho trẻ uống thêm nước mỗi ngày. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn mỗi ngày trẻ có thể dùng 700 – 800ml sữa nên việc trẻ sơ sinh không cần dùng thêm nước là đúng bởi sữa mẹ 80% là nước. Nên việc cho trẻ sơ sinh uống nước cần phải tính toán trên lượng sữa trẻ sơ sinh bú mẹ hàng ngày. Nhu cầu nước cho trẻ giai đoạn này là 100ml/kg nặng. Lưu ý: mỗi lần uống không cho trẻ uống quá nhiều chỉ nên cho trẻ uống khoảng 10 – 20ml/lần.
- Cho trẻ dùng MEN VI SINH: Khi trẻ bị táo bón hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị rối loạn và mất cân bằng. Khi hệ vi sinh mất cân bằng các hệ nhung mao và vi nhung mao bị tổn thương từ đó bị rối loạn quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng, điện giải ở ruột làm mất cân bằng quá trình hấp thu nước gây ra tình trạng táo bón. Tuy nhiên chọn men vi sinh cũng phải rất cân nhắc vì hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố lạ nên chúng ta chỉ nên chọn những sản phẩm men vi sinh chỉ chứa lợi khuẩn. Lưu ý thêm, bổ sung men vi sinh là bổ sung lợi khuẩn sống nên tỉ lệ lợi khuẩn sống rất quan trọng nên tìm những sản phẩm men vi sinh có bao kép. (Mẹ có thể tham khảo sản phẩm MEN VI SINH BAO KÉP ZEAMBI)
- Làm thêm các động tác khác như xoa bụng hoặc động tác đạp xe để tăng vận động của đường tiêu hóa lên từ đó tăng hoạt động của nhu động ruột giúp quá trình đi phân tốt hơn.
Giả sử con nhiều ngày không đi ngoài, trong trường hợp đấy cha mẹ có thể tự thụt phân ở nhà cho trẻ không?
- Việc thụt phân cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi nếu có sự hướng dẫn của các cán bộ y tế sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón chúng ta cũng có thể hỗ trợ thụt cho bé để giúp trẻ loại bỏ phân ứ đọng ở trực tràng lâu. Nhưng tốt nhất với những trường hợp này vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và các dược sĩ.
Nếu mẹ có câu hỏi nào hoặc cần sự trợ giúp hãy nhắn tin qua page để được tư vấn và hỗ trợ.
https://www.facebook.com/zeambicom