Dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm
- Dấu hiệu thường gặp là hắt hơi, sổ mũi trong đôi khi có sốt nhưng sốt không cao, trẻ vẫn ăn chơi và nghịch bình thường. Bé vẫn bú mẹ. Bé đến độ tuổi ăn dặm thì bé vẫn ăn dặm bình thường.
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi các dấu hiệu ho, sổ mũi sốt như thế nào thì mẹ nhất đinh cần cho bé đi khám, không tự xử lý ở nhà vì trẻ dưới 3 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện và cơ địa của trẻ còn rất yếu nên dễ bị bội nhiễm, dễ bị xuống phế quản và xuống phổi và bệnh sẽ nặng hơn đặc biệt là với những trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bào thai, những trẻ có sức đề kháng nằm trong diện đặc biệt mẹ càng cần cho bé đi khám ngay
- Với trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi dấu hiệu cúm vẫn như vậy
Phòng cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ
Những biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ hạn chế rất nhiều nguy cơ viêm mũi họng, nhiễm cúm ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ và lưu ý là luôn mở cửa phòng để không khí thông thoáng, giảm mật độ virus và vi khuẩn trong không khí trong nhà.
- Người lớn cần vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc để không lây nhiễm virus và vi khuẩn sang trẻ. Và tuyệt đối không ốm, hôn, thơm má trẻ vì có nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn cao. Với những trẻ lớn trong nhà có đồ chơi thì ba mẹ cần vệ sinh đồ chơi sạch sẽ cho con
- Mẹ cho con bú cần ăn uống đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian này đặc biệt quan trọng vì mẹ có ăn đủ dinh dưỡng thì sữa của đứa trẻ mới tốt và có nhiều kháng thể thì khi trẻ bú mẹ nhiều mới có sức đề kháng tốt hơn. Mẹ có thể dùng thêm sữa cho đối tượng đang cho con bú, bổ sung thêm vitamin, ăn đa dạng các thực phẩm, ăn nhiều rau củ quả đặc biệt là các loại có tính chống oxy hóa
- Với trẻ từ 6 tháng tuối trở lên đang trong quá trình ăn dặm cần cân đối dinh dưỡng bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch đặc biệt là vitamin D và các khoáng chất như kẽm, mangan.