Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh cảm cúm để không bị bội nhiễm xuống phổi phế quản

  • Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm như thế nào để trẻ không bị bội nhiễm xuống viêm phổi và viêm phế quản. Đây là vấn đề không ít các bà mẹ lo lắng cứ mỗi khi con ốm, ho và sổ mũi.

  • Đối tượng áp dụng: Trẻ dưới 1 tuổi bị cảm cúm cảm lạnh.
  • Dưới 1 tuổi, sức đề kháng của trẻ kém và nguy cơ bội nhiễm cao hơn rất nhiều mà đã bội nhiễm thông thường là phải vào viện điều trị, phải tiêm, phải truyền và điều trị đặc biệt. Tuy nhiên mình vẫn có những phương pháp để hạn chế tình trạng bội nhiễm ở trẻ.

3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm cúm cảm lạnh và nhìn nhận được hàng ngày

  • Hắt hơi, chảy mũi thông thường là mũi trong. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 mũi bắt đầu chuyển sang đặc, vàng và sánh hơn sau đó ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 bắt đầu giảm dần và có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ho: Bé ho nhiều có thể có đờm và cũng có thể không có đờm, có thể ho về đêm hoặc sáng sớm.
  • Sốt: thông thường sốt do trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh thì nó chỉ sốt nhẹ thông thường là dưới 39 độ C. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ sốt cao nhưng thông thường thì ở mức độ như vậy.

Ngoài ra còn có thêm một số dấu hiệu: khi mà bé cắt cơn sốt trẻ vẫn ăn chơi bình thường miệng chưa bị tưa lưỡi, chưa trắng lưỡi, chưa hôi.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm cảm lạnh

  • Với đối tượng trẻ dưới 3 tháng tuổi cần cho trẻ vào viện ngay, đối tượng này khuyến khích các mẹ không tự xử lý ở nhà vì nguy cơ biến chứng rất nhanh, buổi sáng trẻ mới ho, mới sốt thôi buổi chiều đã có thể xuống phế quản ngay nên chúng ta sẽ xử lý ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi.
    3 dấu hiệu chính là hắt hơi, chảy mũi, ho, sốt. Việc đầu tiên là xử lý sốt trước.
  • Các mẹ nên nhớ: Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm 90% là do virus chúng ta chỉ điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, và không phải dùng kháng sinh.
  • Chúng ta chỉ dùng kháng sinh khi chúng ta biết chắc đứa trẻ đó đã bội nhiễm vi khuẩn.

Xử lý sổ mũi

  • Rửa mũi cho trẻ: Tùy từng độ tuổi của trẻ mà rửa mũi cho trẻ bằng những cách khác nhau.
  • Với trẻ dưới 3 tháng tuổi chúng ta sẽ rửa mũi hoàn toàn bằng nước muối sinh lý thì con bú ở tư thế nào thì chúng ta sẽ rửa mũi cho trẻ ở tư thế đó.
  • Với trẻ từ 3 tháng tuổi cho đến 1 tuổi, khi đó cổ của trẻ đã cứng rồi, mẹ có thể để cổ của trẻ ở phương thẳng đứng chân của bé mẹ dùng 2 đùi của mình để giữ 1 tay giữ trán và 1 tay giữ ngực của trẻ và chồng sẽ hỗ trợ rửa mũi cho con.
  • Có rất nhiều phương pháp rửa mũi cho trẻ, mẹ có thể tham khảo 2 phương pháp xử lý trên để đảm bảo an toàn cho trẻ, và việc rửa mũi rất tốt cho trẻ trong việc đẩy đờm, đẩy dãi kéo theo vi khuẩn và virus ra từ đó tránh trường hợp vi khuẩn virus xuống sâu phế quản và phổi gây viêm phế quản, viêm phổi

Xử lý cơn ho

  • Chúng ta phải hiểu khi nào ho cần xử lý và khi nào nên kệ con ho. Các bạn biết rằng ho là một phản ứng tự vệ của đường hô hấp giúp đẩy virus vi khuẩn đồng thời kéo theo đờm ra. Với đối tượng trẻ dưới 1 tuổi nếu bé ho mà chúng ta nghe thấy có đờm thì nên cho bé uống nhiều nước, bú nhiều để long đờm ra và kệ cho bé ho để đẩy đờm ra bên ngoài.
  • Trong trường hợp sau 7 đến 10 ngày mẹ thấy bé ho khan và ho nhiều về đêm thì có thể dùng thêm 1 số loại siro ho thảo dược dành cho trẻ sơ sinh, không dùng mật ong vì trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong chưa ổn và mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian nhưng các bài thuốc đó cần đảm bảo vệ sinh, đảm bảo quy trình để không gây ra các biến chứng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *