Cách chăm sóc và phòng ngừa cúm cho trẻ

Dịch Cúm đang bùng phát. Các mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc khi bé bị cúm & cách phòng cúm hiệu quả!

1. Hạ sốt

Mẹ hãy đo nhiệt độ tại nách hoặc hậu môn cho bé, thường nhiệt độ tại nách khi sốt là 37.5 độ.

Tuy nhiên không phải trẻ cứ sốt là dùng hạ sốt. Mẹ chỉ nên hạ sốt khi bé thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc sốt trên 38.5 độ để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Khi hạ sốt, mẹ ưu tiên sử dụng Paracetamol cho bé, liều 10 – 15mg/kg/lần, ngày không quá 4 lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.

Nếu trẻ không đáp ứng Paracetamol, mẹ hãy dùng Ibuprofen. Mẹ chú ý đọc kỹ liều khi sử dùng. Không kết hợp Paracetamol & Ibuprofen để hạ sốt.

Các mẹ có thể chườm ấm nách, bẹn, trán… để hỗ trợ hạ sốt cho bé.

2. Vệ sinh đường hô hấp – phòng bệnh

Mẹ nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ nên dùng dung dịch NaCl 0,9% để đảm bảo an toàn cho con.
– Rửa tay, chân bằng xà phòng thường xuyên.
– Người lớn sau khi đi làm về cần thay quần áo, rửa mặt, tay chân sạch sẽ trước khi bế bé.
– Không nên hút thuốc khi ở gần bé.
– Sau 10h sáng, mẹ nên mở cửa phòng cho không khí lưu thông trong nhà.

3. Phòng lây nhiễm

– Đối với bé học mầm non: Nếu con bị sốt, cha mẹ nên cho con ở nhà để tránh lây lan bé khác.
– Khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ cần đeo khẩu trang, mặc ấm, tránh nơi đông người (siêu thị, khu vui chơi…).
– Tắm bằng nước ấm cho trẻ, phòng tắm kín gió, thay quần áo ngay trong phòng tắm, không để trẻ chạy người trần ra ngoài sau khi tắm xong.

4. Dinh dưỡng

– Ăn đủ và cân bằng dinh dưỡng, sữa thanh trùng nên hâm nóng khi cho bé dùng, sữa tiệt trùng mà không để tủ lạnh thì không cần hâm nóng.
– Thêm vitamin hàng ngày để nâng cao đề kháng cho bé mùa dịch.
– Nếu mẹ bị cúm, mẹ nên đeo khẩu trang khi chăm con.

5. Khi nào đưa bé đi khám

– Sốt trên 39 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
– Trẻ li bì, mệt mỏi bỏ ăn, nôn chớ nhiều, chân tay lạnh.
– Khó thở, thở nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *