Bé mấy tháng tuổi ăn được sữa chua?

  • Trong cuộc sống hàng ngày, các mẹ vẫn thường xuyên bổ sung sữa chua như một món ăn bổ dưỡng cho gia đình. Thực chất việc ăn sữa chua là rất tốt cho hệ tiêu hóa, điều này không thể phủ nhận. Thế nhưng không phải ai cũng biết ăn sữa chua đúng cách để nó thực sự đem lại hiệu quả. Video này sẽ giúp mẹ biết cách cho con ăn sữa chua như thế nào là tốt nhất?

1. Bản chất của sữa chua

  • Đường lactose trong sữa và vi khuẩn phân giải lactose tạo thành acid lactic cùng với năng lượng. Quá trình này diễn ra nhờ các vi sinh vật đặc biệt hoạt động trong sữa như :Lactobacillus delbrueckii subsp, Bulgaricus và Streptococcus thermophilus để làm cho sữa chua (tức là nuôi cấy lợi khuẩn).
  • Sự hình thành acid lactic tạo ra một số acid khác (pH 4.5), giúp kết tụ các protein (caseins) và mang đến kết cấu đặc sệt của sữa chua.Ngoài ra thì quá trình này còn giải phóng các hợp chất khác như carbon dioxide, peptide, amino acid… tạo nên hương vị đặc trưng của sữa chua.
  • Như vậy, trong sữa chua thứ quý nhất chính là ở giàu lợi khuẩn, protein và canxi.

2. Trẻ mấy tháng tuổi ăn được sữa chua?

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa sẵn sàng để tiếp nhận nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Do đó, sữa chua nên dùng khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi đó cách chất dinh dưỡng trong sữa chua vào hệ tiêu hóa của trẻ mới tiêu hóa được.

3. Lượng ăn sữa chua của trẻ như thế nào cho phù hợp?

  • Trẻ 6-8 tháng tuổi ăn 1/2 đến 1 hộp sữa chua/ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi ăn 1 đến 2 hộp sữa chua/ngày

4. Thời điểm cho trẻ ăn sữa chua

– Nên cho trẻ ăn sữa chua vào bữa phụ. Không nên ăn sữa chua không lúc đói, bởi lúc đói lượng acid trong dạ dày cao khiến:

  • Lợi khuẩn trong sữa chua khỏe đến đâu cũng khó trụ được
  • Acid lactic trong sữa chua càng tăng độ acid trong dạ dày, không tốt với dạ dày non nớt của bé
  • Dạ dày và ruột rỗng khiến sữa chua trôi tuột qua đó và nhanh chóng bị đào thải ra ngoài. Do đó sẽ không phát huy được công dụng hỗ trợ tiêu hóa và dinh dưỡng cũng không được hấp thu tốt.

– Không nên cho trẻ ăn vào lúc trẻ vừa ăn xong vì sẽ gây khó tiêu hóa và dư thừa năng lượng

– Nên cho trẻ ăn vào lúc trẻ không no cũng không đói bởi lúc này ph dạ dày đã cân bằng lại, tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn sẽ cao hơn. Mặt khác trong ruột lúc này thức ăn vẫn đang được tiêu thụ dần. Lợi khuẩn bám vào đó được lâu hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình là ‘xử lý’ chỗ thức ăn này để nhung mao và vi nhung mao ruột non có thể hấp thu dinh dưỡng dễ hơn. Khoảng thời gian hợp lý để ăn sữa chua là 1 – 2h trước khi đi ngủ.

– Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn vì nhiệt độ có thể giết chết lợi khuẩn, làm mất các thành phần dinh dưỡng khác trong đó và hương vị thơm ngon của sữa chua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *