7 bước chữa táo bón mãn tính ở trẻ trên 6 tháng tuổi phần 2

Tại phần 1 ThS Dược sĩ Trương Minh Đạt đã chia sẻ 3 bước điều trị táo bón mãn tính cho trẻ gồm:
Bước 1: Kiên trì
Bước 2: Thụt phân
Bước 3: Dùng thuốc nhận tràng Duphalac (Abbot) để làm mềm phân, để bé không bị đau, rát

Trong phần 2 này ThS Dược sĩ Trương Minh Đạt sẽ chia sẻ tiếp 3 bước còn lại trong phác đồ điều trị táo bón mãn tính cho trẻ:

Bước 4: Căn chỉnh lượng nước cho bé

Vì uống nước cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bé có bị táo bón hay không. Dưới đây là cách tính lượng nước cần bổ sung cho trẻ.
Ví dụ trẻ nặng 10kg. Theo khuyến cáo với 1kg cân nặng của trẻ cần 100ml/ngày, vậy 10kg sẽ cần 1000ml/ngày. Con ngày ăn 3 bát cơm hoặc 3 bát cháo, ăn vào bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thì mỗi bữa cung cấp tương đương là 150ml nước nữa. Như vậy 3 bữa cộng lại là 450ml nước. Ví dụ tiếp 1 ngày trẻ uống 2 hộp sữa pha sẵn (sữa hoàn nguyên), có dung tích 180ml như vậy 2 hộp 1 ngày là 360ml nữa. Cộng 450ml nước trong cơm, cháo với 360 ml trong sữa là đã nạp vào cơ thể trẻ 810ml. Vậy con vẫn còn thiếu 190ml nước nữa cần phải bổ sung.
Với lượng nước cần phải bổ sung này mẹ nên chia ra cho trẻ uống vào sáng, trưa, chiều hoặc tối cộng vào khoảng 150 – 190ml nước là vừa đủ vì trẻ sẽ không thể uống một lúc hết 150 – 190ml nước trong một lần được. Tuy nhiên nếu trẻ vận động nhiều thì mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ hơn khối lượng ấy cũng được. Vì trẻ vận động nhiều cơ thể sẽ ra mồ hôi nhiều, nhu cầu nước khác nhau khi đó lại uống theo nhu cầu lượng nước của trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo ở mức tối thiểu là 150ml nước.

Bước 5: Ăn rau xanh

Khi đi khám tại viện hay các phòng khám Nhi về điều trị táo bón cho trẻ, ba mẹ sẽ được tư vấn về việc dùng men vi sinh bổ sung chất xơ đồng thời cho trẻ ăn rau xanh. Chia sẻ với các mẹ phương pháp cho trẻ ăn rau xanh như sau:
Ví dụ: khi bé nhà mình ít ăn rau xanh thì khi bắt đầu vào bữa cơm mẹ đừng vội mang thức ăn hay cơm ra trước mà nên mang đĩa rau xanh ra thôi để trẻ ăn rau trước. Vì nếu cho trẻ ăn cơm và ăn thịt trước trẻ sẽ no rồi và việc trẻ ăn rau sẽ không còn được nhiều nước. Và trong quá trình ăn phụ huynh cần nói chuyện với trẻ rằng câu chuyện về món rau này nó là gì, cố gắng gắn liền món rau với những câu chuyện mà bé thích. Nên cho trẻ ăn rau củ quả trước vì củ quả xắt nhỏ ra bé sẽ dễ ăn hơn và nó có vị ngọt nhất định nên trẻ sẽ thích ăn hơn. Đồng thời khi trẻ đi phân rắn, táo bón hãy nói với con đây là kết quả của việc con không ăn nhiều rau này, nếu con ăn nhiều rau thì con sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Bước 6: Xi bô

Nên xi trẻ vào một thời gian cố định trong ngày. Ví dụ nên xi trẻ vào 7h tối lúc đấy cả mẹ hay bố đều có thời gian, vì buổi sáng các thành viên đều tất bật chuẩn bị đi làm. Trong trường hợp ban ngày bé đi rồi thì 7h tối mẹ vẫn xi bô cho con đi ngoài như bình thường để tạo cho trẻ một phản xạ đi cầu. Việc này sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị táo bón của con.

Bước 7: Bổ sung men vi sinh cho bé. Tại sao phải bổ sung?

+ Thứ nhất: Khi bổ sung như vậy vì quá trình hấp thu nước và điện giải của đại tràng hệ vi sinh nó đã mất cân bằng. Việc bổ sung men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn làm cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tích cực cho việc hấp thu nước và chất điện giải từ đó giúp phân mềm hơn
+ Thứ hai: Men vi sinh giúp thải các độc tố. Khi táo bón như vậy đại tràng của trẻ sẽ ứ đọng nhiều chất như lưu huỳnh, xyanua gây viêm và ức ép đại tràng rất nguy hiểm. Việc bổ sung men vi sinh nó làm ức chế vi khuẩn có hại và thải các độc tố nằm lâu trong đại tràng ra khỏi cơ thể giúp bé khỏe mạnh hơn.
+ Thứ 3: với trẻ bị táo bón cơ thể sẽ đặc biệt thiếu vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin K. Bởi vitamin K chỉ được tổng hợp ở đại tràng bởi vi khuẩn có lợi thì men vi sinh giúp tổng hợp những loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác để bổ sung cho chế độ dinh dưỡng của trẻ mà trong quá trình táo bón trẻ không hấp thụ được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *