6 tình huống dẫn đến ngộ độc thuốc hạ sốt

1. Cơ chế của sốt

  • Sốt là phản ứng tự vệ và miễn dịch của cơ thể chúng ta (sốt là phản ứng miễn dịch)
  • Khi virus, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của bé thì các đại tự bào, bạch cầu trung tính, các tế bào hệ miễn dịch khác sẽ đến ăn và tiết ra cytokin
  • Các Cytokin làm thay đổi điều nhiệt, đó là phản ứng tự nhiên cần có để nâng thân nhiệt cơ thể lên để kìm hãm vi khuẩn phát triển, nấu chín con vi khuẩn đó và để cho quá trình miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn
  • Tuy nhiên sốt cao quá lại có hại
  • Thực tế, ở VN hiện nay cơ thể trẻ 38.5 được khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt, đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

2. Dấu hiệu bé bị ngộ độc thuốc hạ sốt

  • Ngộ độc thuốc là do dùng quá nhiều, mức độ ngộ độc là do dùng nhiều hay dùng ít
  • 24h đầu: bé bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn…
  • Trong 24-72h đầu: bé có phản ứng kích thích, mê sảng… sau đó có tình trạng ức chế, li bì, mệt lả, thở nhanh, hạ huyết áp.
  • Trong 72 – 96h tiếp theo: các tế bào gan bắt đầu bị phá hủy dẫn đến tăng men gan. Trong tình trạng như vậy mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
  • Thuốc là những chất điều trị bệnh nếu dùng đúng, nhưng nếu dùng sai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, có thể tử vong.

3. 6 nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc hạ sốt

  • 1. Không đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng xem thành phần thuốc.
  • 2. Tính sai liều thuốc hạ sốt
  • 3. Cho con uống nhầm thuốc.
  • 4. Tính đúng thuốc nhưng dụng cụ đong lại sai
  • 5. Đọc sai hướng dẫn sử dụng thuốc
  • 6. Dùng nhiều thuốc mà không biết trong đó có thành phần thuốc hạ sốt

Trên đây là những lưu ý khi trẻ bị sốt và 6 tình huống có thể dẫn đến ngộ độc thuốc hạ sốt cha mẹ cần lưu ý. Nếu có câu hỏi hay cần được trợ giúp hãy nhắn tin qua page để được tư vấn và hỗ trợ.

 

https://www.facebook.com/zeambicom

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *