5 Mẹo TRỊ NẤC CỤT cho trẻ sơ sinh GIẢM 99% NGUY CƠ VIÊM TAI GIỮA | Dược sĩ Trương Minh Đạt
- Trẻ nấc cụt thì phải làm sao?
- Trẻ nấc cụt khi ngủ thì xử lý thế nào?
- Có nên cho trẻ bú khi bị nấc cụt?
- Trẻ nấc cụt nhiều có sao không?
- Nấc cụt có gây viêm tai giữa không?
- Trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại thì xử lý như thế nào?
Trẻ bị nấc, nấc cục có phải biểu hiện bệnnh gì ko? Bố mẹ cần làm gì khi con bị nấc. Dưới 6m bị nấc cho uống nước để hết nấc đượcc ko?
Nấc cụt (gọi tắt là nấc cụt) là do cơ hoành bị kích thích không liên tục và dây thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ
- Trẻ bú quá nhiều và trẻ nuốt nhiều không khí, đặc biệt là sau khi bú bình. Vì khi bú không đúng cách, bé sẽ nuốt nhiều khí vào dạ dày. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó sẽ sinh ra kích thích, khiến cơ hoành co lại và sinh ra những cơn nấc cụt.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị nấc có thể là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến do cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa phát triển hoàn thiện.
- Thay đổi nhiệt độ: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể gây ra nấc cụt.