Tủ thuốc trong gia đình mùa dịch covid

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới và ở nước ta. Hiện học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học, THCS… ở một số tỉnh thành vẫn đang được nghỉ để tránh lây nhiễm khi tập trung đông người.
Thời gian trẻ ở nhà khá lâu, không thể tránh khỏi có những tai nạn sinh hoạt hay các vấn đề sức khỏe khác. Vậy, tủ thuốc gia đình cần những gì để dự phòng trong mùa dịch?

Thủ thuốc trong gia đình mùa dịch Covid

1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Một thuốc không kê đơn mà mẹ nào cũng nên có trong nhà, có hai loại phổ biến là paracetamol và ibuprofen, ưu tiên sử dụng paracetamol vì an toàn hơn. Khi cần dùng hạ sốt cho bé, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc phù hợp cân nặng của trẻ.

2. Nhiệt kế

Vật bất ly thân nếu gia đình có em nhỏ, ai cũng nên có, trẻ không biết có thể sẽ sốt lúc nào, vậy nên cần có sẵn để theo dõi trẻ khi bị sốt.

3. Nước muối sinh lý

Sản phẩm này lúc nào cũng nên có, loại chai 500ml có thể để rửa vết thương, súc họng, loại nhỏ 10ml dùng để nhỏ mắt, vệ sinh mũi cho bé. Mùa lạnh nên làm ấm bằng cách nắm vào tay một lúc trước khi nhỏ mắt và mũi cho bé… Lưu ý không được làm bẩn đầu lọ thuốc.

4. Dung dịch bù nước, bù điện giải oresol

Dung dịch oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, nôn hoặc sốt nhiều. Trẻ uống oresol giúp bổ sung được đầy đủ nước và điện giải, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

5. Siro ho thảo dược

  • Vào thời điểm giao mùa hay khi dịch bệnh đang lây lan, phụ huynh nên “trang bị” dự phòng một số lọ siro thảo dược như Herbi Kough.
  • Siro ho thảo dược Herbi Kough được điều chế với 100% thảo dược Việt giúp sát khuẩn vòm họng, loại bỏ môi trường thụ bệnh, điều hòa phế khí, thận khí khi bị ho, hỗ trợ điều trị ho tận gốc.
  • Cha mẹ nên cho con sử dụng khi chớm ho để giảm nhanh triệu chứng; giúp trẻ dễ chịu, tránh chuyển biến nặng.

6. Đồ vệ sinh mũi họng

Cảm, cúm là vấn đề phổ biến ở trẻ gây các triệu chứng như ho, chảy mũi… làm bé rất khó chịu. Nếu bé mũi nhiều, khó ngủ, khó bú do nghẹt mũi có thể hút mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi, trước khi hút nên nhỏ nước muối sinh lý ấm hoặc dùng bình xịt nước biển sâu phun sương hiệu quản sẽ cao hơn.

7. Thuốc chống dị ứng

Dị ứng là khá thường gặp, nên có một số thuốc bôi kháng histamin (không chứa corticoid) để dùng khi trẻ dị ứng nhẹ hoặc côn trùng cắn. Có thể có vài viên thuốc kháng dị ứng an toàn cho trẻ dùng khi bị mày đay hay dị ứng thức ăn… Trước khi mua, hỏi kỹ dược sĩ về cách dùng, liều dùng.

8. Combo tăng đề kháng cho trẻ

  • Vitamin Zeambi: bổ sung 10 loại vitamin thiết yếu hàng ngày, tham gia thúc đẩy các mắt xích hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
  • Men vi sinh Zeambi: bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng từ sâu bên trong.
  • Kẽm hữu cơ ColosZinc: Kẽm là hoạt chất ít được chú ý hơn nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, vận động của hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên, khi bổ sung Kẽm, cũng như bổ sung các loại khoáng chất, cần có chỉ dẫn của chuyên môn ba mẹ nhé.

9. Nước súc họng, nước rửa tay khô

Trong thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn… các biện pháp vệ sinh mũi họng và vệ sinh bàn tay rất quan trọng. Có thể dùng chai nước rửa tay nhỏ trước khi ra ngoài.

10. Một số các vật dụng y tế khác

  • Bông, băng gạc, cồn 700, cồn iod, nước oxy già… rất hữu dụng để rửa và sát trùng vết thương nhỏ. Nên có một vài miếng dán urgo để băng cầm máu khi cần. Nếu có thêm găng tay y tế để dùng khi cần thì tốt. Cũng cần có một chai sát khuẩn tay nhanh để dùng trước khi chăm sóc vết thương, chuẩn bị đồ ăn và cho trẻ ăn hay vệ sinh cho trẻ, vệ sinh đồ cá nhân như đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa…
  • Việc dự trữ thuốc là cần thiết tuy nhiên, cần lưu ý bảo quản thuốc ở nơi khô mát. Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ ở nơi bảo quản thuốc tốt nhất là dưới 25oC. Nếu nhiệt độ vượt quá 25oC, các loại thuốc có thể bị hỏng và mất tác dụng. Nên đọc hướng dẫn bảo quản thuốc trên bao bì và lưu trữ các loại thuốc một cách thích hợp. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến hạn sử dụng của thuốc, tránh dùng phải thuốc quá hạn khiến bạn có thể gặp những ảnh hưởng không đáng có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *