Trẻ bị viêm tai giữa là gì? : Viêm tai giữa nói chung hay viêm tai giữa ở trẻ em nói riêng là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em.
Mục Lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa
- Tác nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường là do virus, vi khuẩn hay nấm.
- Khi trẻ bị cảm lạnh thông thường điều trị không hiệu quả, vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống họng được, dịch nhầy bị ứ đọng lại trong tai giữa, tạo điều kiện vi trùng xâm lấn, gây biến chứng viêm tai giữa.
- Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ bị viêm tai giữa hơn.
- Các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa là do cấu trúc xương chũm thông nối, độc tố của vi khuẩn và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân: trẻ em suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại
- Nguyên nhân tái đi tái tại khởi phát do viêm mũi họng, có thể di virut hoặc vi khuẩn. Trường hợp con bị viêm mũi họng do virut, việc lạm dụng kháng sinh dài ngày dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Việc viêm mũi họng mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa tái đi tái lại.
- Do viêm VA quá phát và viêm VA nhiều lần.
- Do trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Do dùng kháng sinh không đúng thuốc, không đủ liều và không đủ ngày.
- Do mẹ rửa mũi sai phương pháp dẫn đến dịch từ mũi họng chảy vào gây viêm tai.
- Do miễn dịch của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa
- Sốt cao. Trẻ có thể lên tới hơn 39 độ C
- Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
- Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
- Nôn ói hoặc tiêu chảy
- Chán ăn, bỏ ăn
- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
- Kém phản ứng với âm thanh
- Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn
8 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ bị viêm tai giữa
- Thủng màng nhĩ
- Viêm tai giữa gây viêm xương chũm
- Viêm tai giữa biến chứng thành áp xe tai
- Viêm tai giữa khiến ống tai bị hẹp
- Viêm tai giữa gây viêm mô tế bào
- Viêm tai giữa gây ra các biến chứng nội sọ
- Viêm tai giữa biến chứng gây hoại tử các thành phần trong tai giữa và viêm tai trong
- Viêm tai giữa biến chứng gây chậm nói và chậm phát triển ở trẻ em
Phác đồ điều trị viêm tai giữa tránh tái đi tái lại nhiều lần
- Đúng thuốc :Kháng sinh đầu tay các bác sĩ Nhi khoa ưu tiên trong điều trị viêm tai giữa là Augmentin. Augmentin có hoạt chất là amoxicillin/clavulanat. Có nhiều tên thuốc khác có hoạt chất như vậy, nhưng TTSKNk khuyến cáo bạn sử dụng đúng thuốc hãng của các công ty đa quốc gia. Ngoài dùng augmentin, một số trường hợp cần phải sử dụng kết hợp kháng sinh như zitromax, klacid… trong điều trị. Việc phối hợp thuốc chắc chắn cần phải do bác sĩ Chuyên khoa Nhi hoặc bác sĩ Tai Mũi Họng chỉ định.
- Đúng liều: Thông thường, liều dùng cho trẻ bị viêm tai giữa là 80 – 90mg/kg/ ngày chia thành 2 lần uống. Liều này được tính theo liều của amoxicillin trong augmentin. Ví dụ, bé nhà bạn được 10kg, thì tổng liều tối đa 1 ngày là 90mg * 10kg = 900 mg/ngày.
- Đúng thời gian: Thường điều trị viêm tai giữa kéo dài từ 10 – 14 ngày. Một số trường hợp có thể cần điều trị lâu hơn. Để điều trị dứt điểm viêm tai giữa, cha mẹ nên sử dụng thuốc đúng thời gian như chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: cho trẻ tái khám và khám định kỳ: Khi trẻ bị tai giữa lần đầu, sau đợt điều trị cần tái khám thường xuyên hơn từ 4 – 6 lần / tháng đề phòng mắc lại. Đặt lịch tái khám với bác sĩ và tuân thủ đúng lịch hẹn khám cho trẻ. Mẹ cần cho con khám 3 tháng/ lần đều đặn. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ con bị viêm tai giữa phải đưa con đến cơ sở y tế sớm, đề phòng biến chứng cho trẻ.
Trong khi và sau khi sử dụng kháng sinh hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Cha mẹ lưu ý sử dụng men vi sinh Zeambi cho con để giảm tác dụng phụ khi dùng kháng sinh và sớm ổn định lại hệ tiêu hóa cho trẻ
Cách phòng bệnh viêm tại giữa ở trẻ em
Để phòng tránh trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần lưu ý một số điều cơ bản như sau:
- Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và để các đồ vật không sạch sẽ cách xa tầm với của trẻ.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian.
- Khuyến khích cho con bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Nếu cho trẻ bú bình hãy giữ trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm.
- Để trẻ tránh xa nơi có khói bụi, khói thuốc lá.
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn đa dạng đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ.
- Bổ sung vitamin và các vi chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng. Tham khảo Vitamin tổng hợp Zeambi với công thức tăng đề kháng 3 cấp độ nhập khẩu từ Anh Quốc. Sản phẩm đồng hành cùng Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa Century.
- Website: https://zeambi.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/zeambicom
- Hotline: 0988 123 9495