Trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt là vấn đề mà cha mẹ hay gặp phải trong quá trình nuôi con đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi đang trong giai đoạn hình thành hệ miễn dịch. Trong giai đoạn này hệ miễn dịch của con chưa hoàn thiện rất dễ gặp các tác nhân gây bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp cho cha mẹ hiểu rõ các vấn đề liên quan đến trẻ bị sốt để có thể chủ động phòng ngừa và xử lý cho con.

Trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt

Sốt Là gì?

Trước tiên cha mẹ cần phải hiểu đúng về sốt. Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 37.5 độ C đo tại nách hoặc trên 38 độ C đo tại hậu môn (đo bằng nhiệt kế thủy ngân).

Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trẻ bị sốt “âm ấm” hay “sốt cao” không phản ánh mức độ nguy hiểm của bệnh. Có những bé bị sốt cao nhưng chỉ là bị viêm mũi họng thông thường. Ngược lại, có những bé chỉ sốt “âm ấm” nhưng lại là biểu hiện của những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não.

  • Tác dụng của sốt Khi bị sốt, hệ miễn dịch trong cơ thể tăng cường hoạt động, kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh. Sốt có tác dụng kích thích các quá trình chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ. Ngoài ra, phản ứng sốt còn làm giảm tổn thương do chấn thương tủy sống, điều trị thể sớm ở bệnh nhân giang mai có tổn thương thần kinh.
  • Tác hại của sốt: Sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu. sốt còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp.

4 Nguyên nhân chính gây sốt ở trẻ em

Sốt không phải là bệnh mà sốt là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sốt ở trẻ em sau đây là một số nguyên nhân thường gặp.

Nguyên nhân số 1: Sốt do virus

Trẻ bị sốt do virus có thể thuộc một trong số trường hợp sau:

  • Sốt xuất huyết: trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao liên tục từ 2 – 6 ngày, sau đó xuất hiện những mảng xuất huyết dưới da và khỏi dần.
  • Sốt do vi rút cúm: Trẻ bị cúm sẽ sốt và tắc nghẹt mũi, liên tục hắt hơi, chảy nước mũi, có thể kèm theo ho, ho có đờm…
  • Sốt do vi rút sởi: biểu hiện của bệnh sởi là sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi tương tự như cúm nhưng có thêm biểu hiện mắt đỏ.
  • Sốt do bệnh chân – tay – miệng: Trẻ bị sốt và xuất hiện những nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng và trong miệng của trẻ. Trẻ bỏ ăn, mệt mỏi và quấy khóc
  • Sốt do thủy đậu: vi rút gây bệnh thủy đậu sẽ khiến trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu.

Nguyên nhân số 2: Sốt do nhiễm trùng

Đa số các trường trường hợp trẻ bị sốt là do nhiễm trùng. Các bệnh thông thường gây sốt là:

  • Viêm họng: Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt. Trẻ có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ kèm triệu chứng đau rát họng, đau khi nuốt nước bọt, khản tiếng, mệt mỏi.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gây sốt ở trẻ như: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm tiểu phế quản… Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ sốt cao, ho có đờm, khó thở, thậm chí là ho ra máu và đau ngực…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nếu trẻ bị sốt kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi và có màu lạ, đau vùng thắt lưng… thì trẻ có thể bị viêm cầu thận, viêm bàng quang…
  • Sốt phát ban: trẻ bị sốt phát ban thường kèm theo triệu chứng nổi nốt đỏ li ti khắp người. Nốt phát ban sẽ bay mất theo thứ tự xuất hiện.
  • Nhiễm trùng gan – mật: trường hợp trẻ bị sốt và vàng da, vàng mắt, cảm thấy đau tức phần gan mật thì có thể là đã mắc bệnh nhiễm trùng gan – mật
  • Nhiễm khuẩn não – màng não: trẻ bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa. Nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật, li bì, hôn mê. Trẻ dưới 6 tháng bị sốt có dấu hiệu thóp phồng…
  • Một số bệnh sốt do nhiễm trùng khác như: viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu…
Vitamin tổng hợp zeambi tăng đề kháng 3 cấp độ
Vitamin tổng hợp zeambi tăng đề kháng 3 cấp độ giúp nâng cao sức đề kháng cho con

Nguyên nhân số 3: Sốt do tiêm chủng

Sốt nhẹ là một trong những phản ứng bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng, đặc biệt là với các mũi tiêm nặng. Cha mẹ khi đưa trẻ đi tiêm nên trao đổi với y bác sĩ về các phản ứng của trẻ sau tiêm và cách xử trí phù hợp khi trẻ bi sốt do tiêm chủng.

Nguyên nhân số 4: Sốt mọc răng

  • Sốt mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, quấy khóc. Thông thường, sốt do mọc răng là sốt nhẹ, dưới 37,8 độ C. Hiện tượng sốt do mọc răng sẽ hết sau khoảng 1 – 2 ngày. Vì thế, các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị sốt và thực hiện các cách giúp trẻ hạ sốt, kiểm soát thân nhiệt trẻ.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (lưu ý không phải trường hợp nào sốt trên 38,5 độ C cũng cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, điều này còn phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng của trẻ). Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần chú ý theo giõi thân nhiệt và tình trạng của trẻ thường xuyên.
  • Nếu trẻ dưới 6 tháng sốt trên 37,5 độ hoặc trẻ trên 6 tháng sốt trên 38,5 độ, sốt trong thời gian dài, uống thuốc hạ sốt không hạ hoặc có các biểu hiện nguy hiểm như: co giật, sùi bọt mép, mê man… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu để các bác sĩ có phương án xử lý kịp thời.

Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào ?

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị sốt

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa bớt thân nhiệt
  • Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ sơ sinh bị sốt nên tăng cữ bú và lượng bú của trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin C như: nước cam, nước quýt, nước chanh…
  • Lau người cho trẻ bằng khăn ấm. Dùng 5 khăn mềm nhúng vào nước ấm vắt ráo và đặt vào vị trí: trán, hai nách, hai bên bẹn của trẻ. Nước ấm bốc hơi sẽ làm mát thân nhiệt của trẻ
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng lưu ý: Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Lạm dụng quá nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên ( nếu kèm theo các triệu chứng bé mệt mỏi, bỏ ăn…)
  • Cha mẹ chú ý dùng thêm Men vi sinh cho con để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt trong trường hơp trẻ dùng kháng sinh (dùng kháng sinh gây tác dụng phụ làm rối loạn hệ tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột). Cha mẹ có thể tham khảo Men vi sinh Zeambi với công nghệ bao kép giúp lợi khuẩn đạt tỷ lệ sống tối đa khi qua dịch dạ dày.
  • Nếu thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
Men vi sinh Zeambi 1
Men vi sinh Zeambi công nghệ bao kép giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
  • Không được nặn chanh vào miệng trẻ.
  • Không nên pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát người cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não ( hội chứng Reye).
  • Tránh tâm lý sốt ruột cần cho trẻ hạ sốt nhanh mà vừa cho trẻ uống hạ sốt vừa nhét hậu môn cùng lúc vì sẽ gây tình trạng quá liều
  • Khi trẻ đang co giật, không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì càng khiến trẻ bị kích thích và co giật nhiều hơn.

5 bước xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Khi con bị ốm, sốt do các nguyên nhân như viêm mũi họng, do vi khuẩn hoặc virut, con có tình trạng co giật tại nhà thì chúng ta phải xử lý cơ bản tại nhà trước khi đưa con đến cơ sở y tế.
  • Bước 1: Bình tĩnh, đứng xa đảm bảo cho con không khí thoáng đãng.
  • Bước 2: Nới lỏng quần áo, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải.
  • Bước 3: Dùng khăn mặt hoặc khăn mềm đặt vào miệng trẻ nếu trẻ có hiện tượng cắn vào lưỡi.
  • Bước 4: Dùng Paracetamol với liều 15mg/cân nặng/lần dùng (chuẩn bị cả gói uống và viên thụt hậu môn) liều dùng không quá 4 lần/ngày mỗi lần cách nhau 4-6h, uống 1 lần nếu còn sốt. Hoặc dùng Ibuprofen nếu con không đáp ứng paracetamol với liều 10mg/cân nặng/lần dùng. mỗi lần uống cách nhau 6h
  • Bước 5: Hạ thân nhiệt của trẻ bằng các phương pháp vật lý, dùng khăn ấm lau cổ, nách, bẹn – những phần tỏa nhiệt mạnh nhất để giúp giảm thân nhiệt của trẻ.

Cho trẻ bị sốt đi viện khám khi nào ?

Trong vòng 24h, khi trẻ bị sốt nếu có các biểu hiện sau đây thì cần cho trẻ đi khám tại bệnh viện để được thăm khám , chuẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C, trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức trẻ.
  • Sốt trên cao 39 – 40 độ C ( nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại sốt tái phát.
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Trên đây là những lưu ý cơ bản giúp cham mẹ nhận biết chăm sóc và có các biện pháp xử lý đúng, kịp thời khi trẻ bị sốt. Mọi câu hỏi liên quan cha mẹ có thể gửi về TTSKNK Century để được tư vấn hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *