Quan niệm sai lầm kinh điển của phụ huynh trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi sẽ viêm phế quản

  • Nhiều mẹ thắc mắc “Trẻ sổ mũi lâu ngày có xuống phế quản không?”. Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths Bác sĩ Nguyễn Thị Hà để giúp mẹ có thể nhận biết nguyên nhân trẻ sổ mũi lâu ngày sớm tại nhà nhé!
  • Nhiều phụ huynh có con bị chảy mũi nhưng cứ đến khám chỉ hỏi mỗi câu CON EM CÓ VIÊM PHẾ QUẢN KHÔNG? Cùng nghe lời giải thích từ ThS Bác sĩ Nguyễn Thị Hà dưới đây:

Trẻ sổ mũi nguyên nhân do đâu?

Viêm do virus hoặc vi khuẩn

  • Viêm ở mũi mà mũi là cửa ngõ của cơ quan hô hấp và vi khuẩn thường đi từ mũi vào nên nếu viêm ở mũi mà không được điều trị lâu dài sẽ xuống họng gây viêm ở họng hoặc dịch từ mũi chảy xuống họng gây viêm họng. Mà từ họng mà trẻ không ho không khạc đờm ra được, không được điều trị kịp thời thì nó sẽ xuống phế quản gây viêm phế quản thì đấy là điều đương nhiên.

Cũng có thể không phải viêm

  • Do dị ứng (đây là một trong những trường hợp hay gặp). Những bạn có cơ địa dị ứng ví dụ như tiền sử gia đình có người bị dị ứng, có thể do bản thân cơ địa của trẻ bị dị ứng như trẻ bị chàm sữa khi sinh, trẻ bị cứt trâu trên đầu nhiều hoặc trẻ đã từng dị ứng với một cái gì đó…thì bạn rất dễ bị sổ mũi khi thay đổi thời tiết hoặc trẻ gặp phải những yếu tố dị nguyên như là phấn hoa, nấm mốc.
  • Đây là trường hợp hay gặp nhất và sổ mũi do dị ứng thường là sổ mũi kéo dài, chảy mũi đến khi nào không còn dị nguyên nữa thì thôi. Ví dụ trẻ sổ mũi do dị ứng thời tiết thì phải khi thời tiết trở về bình thường thì con mới hết sổ mũi. Nếu do nhà nhiều nấm mốc, ẩm thấp thì phải ra một môi trường khác không còn ẩm thấp đó nữa thì mới hết chảy mũi. Có rất nhiều bạn ở nhà chảy mũi mãi không khỏi, đi điều trị bác sĩ mãi không khỏi nhưng chỉ cần bố mẹ cho đi về quê hoặc cho con đi tắm biển tự nhiên khỏi luôn.
  • Do dị vật: Các bé khi biết chơi một mình bắt đầu biết cầm đồ vật nhỏ rất dễ đưa lên mũi. Đấy là những vật bố mẹ rất hay bỏ qua và nhiều khi trẻ cũng hay trả lời rằng con không thấy. Trường hợp đấy có thể ban đầu chỉ là xuất huyết mũi trong sau đó chuyển sang mũi vàng, mũi xanh, dịch mũi có thể có mũi hôi hoặc mùi thối. Với những trường hợp này bác sĩ phải nội soi mới có thể thấy được. Trường hợp này tuy ít gặp hơn nhưng cũng là một trong những trường hợp ba mẹ cần lưu tâm.

Chảy mũi do dị ứng có sợ bị viêm phế quản hay không?

  • Bình thường ở mũi, họng hay phế quản có chất dịch tự nhiên sinh lý của nó có tác dụng làm trơn đường mũi họng và chất dịch nhầy có tác dụng ngăn cản vi khuẩn virus bám vào mũi gây viêm nhưng khi trẻ chảy mũi nhiều thì dịch đó nhiều lên nó sẽ làm mất đi dịch trơn bình thường khi đó vi khuẩn rất dễ xâm nhập và người ta gọi đó là mở đường cho nhiễm khuẩn và lúc đó nguyên nhân trẻ sổ mũi đã được xác định là do viêm rồi.
  • Phân biệt sổ mũi do viêm thì dịch mũi không còn trong nữa mà có chuyển biến sang màu xanh hoặc là màu vàng đồng thời có mùi hôi hoặc là mùi tanh và khi đó con rất dễ bị viêm phế quản. Khi đó cần xác định rõ nguyên nhân trẻ sổ mũi để điều trị đúng và kịp thời.
  • Trên đây là những kiến thức giúp các mẹ có thể hình dung cũng như nhận biết nguyên nhân sổ mũi của trẻ, trên thực tế để đánh giá chính xác con sổ mũi lâu ngày là do nguyên nhân gì cần đến việc khám và chẩn đoán của các bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ cho phụ huynh biết chính xác con có bị viêm hay không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *