- Nhiều phụ huynh cho rằng rửa mũi cho bé giúp bé cảm giác thông thoáng, dễ thở hơn nhưng hầu hết các mẹ không nhận thức được đó đang là hành động khiến bệnh tình bé ngày một nghiêm trọng. Khi rửa mũi sai cách, trẻ dễ lâm tình trạng viêm họng, viêm tai giữa, tổn thương niêm mạc mũi, nhiễm trùng nặng và thậm chí đe doạ tới tính mạng. Các mẹ hãy cùng xem video “Lạm dụng rửa mũi là hại con” do DS Trương Minh Đạt chia sẻ để biết cách xử lý đúng cách và kịp thời khi con bị viêm mũi nhé!
Mục Lục
1. Vai trò của nước mũi (lớp chất nhầy)
- Trên bề mặt niêm mạc có 1 lớp chất nhầy do các tế bào biểu mô của đường hô hấp bài tiết ra, giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ.
- Nếu không có lớp chất nhầy thì virus, vi khuẩn sẽ bám thẳng vào lớp tế bào, gây nên ho, viêm mũi. Nếu có lớp chất nhầy, chất nhầy sẽ giữ những virus, vi khuẩn lại để không cho virus, vi khuẩn phát tán ra, chui vào niêm mạc.
- Lớp chất nhầy chứa các kháng thể dịch thể và chứa các enzym tiêu diệt vi khuẩn, virus, khi virus, vi khuẩn bám vào sẽ chết. Do đó, nếu rửa đi lớp chất nhầy sẽ khiến hệ hô hấp bị mất lớp bảo vệ, làm cho bé ốm nặng và thường xuyên hơn.
- Trung bình mỗi tháng bé ốm 1 lần vì trong 3 năm đầu tiên, hệ miễn dịch của bé đang hoàn thiện nên 1 năm ốm 10-12 lần là bình thường.
2. Lạm dụng rửa mũi có hại như thế nào?
- Trẻ em thường được bác sĩ khuyến cáo nên NHỎ mũi nước muối sinh lý, chứ ko RỬA mũi bằng nước muối sinh lý.
- Nhỏ nước muối để giữ ẩm niêm mạc, làm cho niêm mạc ấm lên, giúp quá trình tiết chất nhầy niêm mạc đường hô hấp đc bình thường và tốt hơn.
- Rửa mũi là rửa trôi đi lớp bảo vệ đường hô hấp.
- Bình thường trẻ em vẫn tiết ra dịch sinh lý, giúp làm ẩm đường hô hấp. Nếu virus, vi khuẩn xâm nhập, lớp chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn để ngăn lại.
- Khi virus đang vào nhiều, mà lại rửa chất nhầy đi, thì tạo điều kiện cho virus xâm nhập nhiều hơn.
3. Lạm dụng thuốc kháng viêm có tác hại gì?
- Lạm dụng alphachoay, lạm dụng kháng Histamin, lạm dụng rửa mũi là tiêu diệt và phá vỡ lớp bảo vệ đường hô hấp.
- Chất nhầy giữ lại virus, vi khuẩn để không lây lan, khi đó cơ thể trẻ sẽ xuất hiện phản ứng viêm làm trẻ trẻ cảm thấy ngứa họng, đau họng, đây là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn.
4. Từ mũi trong chuyển sang mũi xanh, mũi vàng là TỐT hay XẤU?
- Từ mũi trong chuyển sang mũi xanh, mũi vàng ko phải là nặng lên vì đây là cơ chế bảo vệ hệ hô hấp tự nhiên.
- Khi bé bị nhiễm vi khuẩn, virus, lớp chất nhầy trong niêm mạc sẽ bao lấy virus, vi khuẩn tạo thành bọc, trong bọc có các
- kháng thể, dịch thể, enzym để tiêu diệt vi khuẩn, virus, kèm theo sốt làm mũi đặc hơn, làm vi khuẩn, virus bị quánh trong chất keo như vậy sẽ CHẾT, kèm theo các kháng thể, dịch thể có sẵn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn.
- Nếu mức độ nhiễm khuẩn nhẹ + thể trạng tốt nghĩa là tình trạng trẻ đã thuyên giảm, sắp khỏi.
5. Khi nào nên rửa mũi cho trẻ?
- Khi mức độ nhiễm khuẩn nặng (nước mũi chảy ra quá nhiều), nghĩa là độc tố của tác nhân gây bệnh rất nặng, phá huỷ các tế bào niêm mạc, làm quá trình tiết ra dịch tự nhiên bị phá huỷ, tạo thành mủ. Lớp dịch khi đó không còn tính chất bảo vệ nữa mà là MỦ và Ổ VIÊM
- Khi đó cần rửa ổ viêm kéo theo virus, vi khuẩn ra để làm sạch niêm mạc, từ đó virus, vi khuẩn sẽ không phá huỷ lớp tế bào bên trong nữa, giúp tế bào niêm mạc nhanh chóng được tái tạo và liền lại, từ đó tiết dịch ra bình thường.
- Chỉ rửa mũi khi có chỉ định của bác sĩ Tai mũi họng để biết chắc chắn khi nào cần rửa.