Làm thế nào để nhận diện kháng sinh trong đơn thuốc? Hiện nay trẻ em Việt Nam đang trong tình trạng bị viêm mũi họng quá nhiều, bị viêm tai giữa tái đi tái lại, rồi viêm VA quá phát, viêm Amidan mạn tính dẫn đến tình trạng nạo VA ở tuổi còn rất nhỏ. Việc tái đi tái lại như vậy khiến nhiều bé tháng nào cũng ốm, tháng nào cũng phải kháng sinh khiến mẹ rất áp lực và stress về vấn đề nuôi con.
Nguyên nhân của thực trạng trẻ hay ốm lại
1. Không hiểu rõ dùng kháng sinh như thế nào, khi nào dùng kháng sinh, khi quyết định dùng kháng sinh rồi vẫn không biết là dùng loại nào tốt, loại kháng sinh nào không tốt, dùng liều như thế nào, thời gian dùng là bao lâu,…không có một hướng dẫn cụ thể nào cả. Chúng ta đa số đang dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, theo phản xạ. Đó là nguyên nhân khiến trẻ ốm đi ốm lại, triền miên như thực tế hiện nay.
2. Nhiều mẹ thắc mắc là đi khám hoặc đi ra hiệu thuốc người ta hướng dẫn như nào thì dùng như vậy, các mẹ không có kiến thức nên khó để nhận diện là thuốc tốt hay không tốt. Việc nhận định thuốc tốt hay không, các mẹ cần có thời gian đọc sách, tìm hiểu và nghiên cứu thật nhiều.
3. Trẻ ốm nhiều dùng sai thuốc là do người hướng dẫn và kê đơn cho các bạn họ không biết thế nào là thuốc tốt, không biết như thế nào là chuẩn, họ chỉ làm theo phản xạ đôi khi làm vì mục đích khác và họ không hiểu rõ về dược lý, đặc tính, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nên đâu đó một phần sẽ hướng dẫn sai.
4. Khi mà các mẹ có con bị ốm, sổ mũi ho cũng tự ý ra nhà thuốc để mua thuốc và sẽ lấy thuốc theo việc mô tả lại tình trạng của con
5. Khi các mẹ thấy con bớt ho, bớt sổ mũi đi mẹ đã dừng thuốc sau khi dùng từ 2 đến 3 ngày, không tuân thủ y lệnh.
Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nên kháng kháng sinh, trẻ ốm đi ốm lại, rối loạn hệ tiêu hóa, còi xương, suy giảm hệ miến dịch …vv
Kháng sinh chỉ dùng khi nhiễm khuẩn trong khi 90% bênh trẻ em do virus
Ở Việt Nam nhất là vào thời tiết mùa đông, 90% bệnh trẻ em khởi phát là do virus biểu hiện là sốt, sổ mũi, hắt hơi, ăn uống kém kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu miễn dịch của bé tốt thì bé sẽ tự khỏi và việc mẹ cần làm trong thời gian này là tăng sức đề kháng cho trẻ, chăm sóc thật tốt để cho đề kháng tăng lên.
Tuy nhiên nếu sức đề kháng của trẻ kém, tình trạng nhiễm khuẩn quá nhiều có thể dẫn sang bội nhiễm. Để xác định bội nhiễm cần đi khám để tìm ổ nhiễm khuẩn. Khi đi khám mà chưa phát hiện ổ nhiễm khuẩn cần làm xét nghiệm máu lúc bấy giờ mới có thể kết luận là trẻ ốm do virus hay do nhiễm khuẩn.
Khi biết chắc con bị nhiễm khuẩn rồi mới bắt đầu cho trẻ dùng kháng sinh.