Ho và những điều cần biết

HO không phải là một bệnh, nó là triệu chứng các bệnh có liên quan đường hô hấp. Nó là phản xạ của đường hô hấp để đẩy dị vật, virus, vi khuẩn khỏi đường hô hấp.

Các nguyên nhân gây ho

1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên: là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như Sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi…

2. Hen phế quản: (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt phế quản và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, khi co thắt hạn chế luồng không khí vào Phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,… có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt Ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít.

3. Do chảy dịch mũi sau: Khi mũi họng trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng

4. Trào ngược dạ dày – thực quản: là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực quản. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

5. Ho gà: là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 – 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 – 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,… Ở trẻ nhũ nhi (1 – 12 tháng tuổi), bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin

. 6. Viêm phổi: là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở, thở rút lõm lồng ngực và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,… 7.

Dị vật đường thở. Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,… Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.

8 Một số nguyên nhân khác Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ho kéo dài ở trẻ em. Không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của mạt nhà, nấm,… gây ho khan kéo dài. Ho là một phản xạ có lợi vì giúp làm thông thoáng đường thở để trẻ thở dễ hơn. Tuy nhiên, nếu ho dẫn đến những hậu quả xấu như trẻ bị nôn ói, đau họng, mất ngủ, không ăn uống được, xuất huyết họng, xuất huyết não, thoát vị bẹn, bỏ bú, co giật, khó thở,… thì cần được điều trị ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *